Đội khảo cổ đang khai quật ngôi mộ thì người canh lăng xuất hiện: Không được đào nữa, có biết chủ mộ là ai không?

Nhóm khảo cổ chỉ vừa đặt vài mũi cuốc thì 3 - 4 người đàn ông đã chạy tới ngăn cản, một người còn la lớn: 'Không được đào nữa, có biết chủ mộ là ai không?'.

Dưới thời cổ đại tại Trung Hoa, quan niệm "sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn" là vô cùng phổ biến. Người ta vô cùng quan tâm đến vấn đề mộ táng, chuẩn bị cho mình cuộc sống tươm tất như khi còn sống để mang sang thế giới bên kia. Chính nhờ quan niệm này mà các nhà khảo cổ mới có thể tái hiện lại cuộc sống của hàng trăm, hàng nghìn năm trước chỉ thông qua việc nghiên cứu những lăng mộ chìm sâu dưới lòng đất.

Đối với các nhà khảo cổ, để khai quật thành công một lăng mộ cổ không chỉ cần giải quyết các yếu tố môi trường, thời gian, địa lý gây hư hỏng cấu trúc lăng mà còn phải đối mặt với một tác nhân đặc biệt, đó là người canh giữ lăng mộ.

Người canh lăng dưới chân núi

Phàn Sơn là một ngọn núi cao, thẳng đứng nằm tại huyện Trác Lộc, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Đường vào núi Phàn Sơn khá hiểm trở nên khu vực này có ít người sinh sống, chỉ có duy nhất một ngôi làng nhỏ là làng Phàn Sơn nằm ngay chân núi. Người dân ở làng này cũng vì thế mà rất tiếp xúc với thế giới bên ngoài.

Người dân làng Phàn Sơn đến thắp hương ở lăng mộ. Ảnh: Sohu

Người dân làng Phàn Sơn đến thắp hương ở lăng mộ. Ảnh: Sohu

Đầu những năm 2000, các nhà khảo cổ đã tìm đến núi Phàn Sơn sau khi nhận được tin báo của du khách về một ngôi mộ cổ. Ngôi mộ này nằm trên núi, diện tích không quá lớn nên đoàn khảo cổ lập tức tiến hành kiểm tra và khai quật.

Không ngờ khi nhóm khảo cổ chỉ vừa đặt vài mũi cuốc xuống đất, 3 - 4 người đàn ông lạ đã chạy tới ngăn cản, một người còn la lớn: "Không được đào nữa, có biết chủ mộ là ai không?"

Các chuyên gia ngỡ ngàng dừng công việc lại, họ trình bày mình tới đây để nghiên cứu và không làm hại gì đến các di tích văn hóa. Tuy nhiên những người dân làng này có thái độ vô cùng cứng rắn, họ không những không cho khai quật mà còn không chịu nói ra danh tính chủ nhân ngôi mộ.

Trên thực tế, các nhà khảo cổ đã phần nào suy đoán ra danh tính của chủ mộ, đó chính là Xi Vưu.

Xi Vưu là ai?

Xi Vưu là một anh hùng từ thời Thượng Cổ của người Miêu ở Trung Quốc, có nhiều truyền thuyết khắc họa ông dưới hình hài một ác thần mình người đầu trâu, có sừng trên đầu. Xi Vưu, cùng với Hoàng Đế và Viêm Đế, được coi là một trong ba quốc phụ vĩ đại của Trung Quốc.

Với niên đại sống cách ngày nay tới 5000 năm, các thông tin lưu truyền về nhân vật này bao phủ nhiều yếu tố truyền thuyết kỳ ảo khiến người ta không rõ ông thực sự là ai và có tác động cụ thể ra sao với nền văn minh Trung Hoa.

Xi Vưu (trái) được coi là đối trọng của Hoàng Đế (phải). Ảnh: Internet

Thậm chí bản thân sự tồn tại của Xi Vưu cũng gây tranh cãi kịch liệt trong giới sử học Trung Quốc. Tuy nhiên, một số tài liệu lịch sử đều thống nhất rằng Xi Vưu đã được chôn cất tại núi Phàn Sơn sau khi đánh trận Trác Lộc với Hoàng Đế - vị quân chủ huyền thoại được coi là thủy tổ của người Hán.

Để khẳng định phỏng đoán này, các học giả đã tiến hành làm công tác tư tưởng với người dân làng. Sau một thời gian dài, đội khảo cổ đã nhận được câu trả lời của vị trưởng làng.

Thì ra tất những người dân làng này đến biết đây là lăng mộ của Xi Vưu và tự nhận là người trông coi lăng suốt nhiều thế kỷ.

Nhiều đền đài được xây dựng để thờ phụng Xi Vưu. Ảnh: Sohu

Để thực hiện nhiệm vụ mà tổ tiên giao lại, họ tuyệt đối không được tiết lộ về chủ nhân lăng mộ với người ngoài mà chỉ âm thầm xây dựng các đền đài xung quanh để thờ phụng Xi Vưu.

Người dân làng Phàn Sơn còn khẳng định họ không thể để các nhà khảo cổ đào bới nơi này vì đây là vùng đất linh thiêng của họ. Nếu ngôi mộ Xi Vưu bị khai quật lên thì làng Phàn Sơn không cần tồn tại nữa, lúc này những người trông giữ lăng như họ sẽ chẳng biết đi đâu về đâu.

Sau khi nghe lời giải thích này, các chuyên gia đã thấu hiểu được sự trung thành và nỗi lòng của những người trông giữ lăng mộ. Cuối cùng thì "phép vua phải thua lệ làng", đội khảo cổ cảm thấy tình trạng lăng mộ hiện vẫn được bảo quản rất tốt nên đã đình chỉ kế hoạch khai quật, ngoài ra còn tăng cường công tác bảo vệ để hỗ trợ người dân Phàn Sơn.

Trong tương lai, các nhà khảo cổ sẽ ứng dụng các công nghệ hiện đại để khám phá lăng mộ và các đồ tùy táng bên trong lăng nhằm khơi gợi lại một giai đoạn lịch sử dường như đã biến mất.

Theo Tammy/Pháp luật & Bạn đọc

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/doi-khao-co-dang-khai-quat-ngoi-mo-thi-nguoi-canh-lang-xuat-hien-khong-duoc-dao-nua-co-biet-chu-mo-la-ai-khong/20210609091209007