Đôi điều về chữ 'HỶ' trong đám cưới

Vào thời điểm tháng 10 - tháng 11 hằng năm, người ta gọi đây là mùa cưới bởi được vô số các cặp đôi lựa chọn để tổ chức ngày vu quy của mình. Dưới tiết trời trong xanh, gió nhẹ mát lành cùng chút se se lạnh của thời khắc giao mùa, là thời gian lý tưởng để bạn xây dựng hạnh phúc lứa đôi.

Bên cạnh đó, thời điểm mùa xuân cũng là lúc mọi sự sống như hồi sinh, muôn hoa đua nở, cành lá đâm chồi nảy lộc, vì thế chọn dịp này để tổ chức đám cưới cũng được xem là một điểm tốt lành. Với hy vọng cuộc sống của cặp đôi sẽ luôn tràn đầy sức sống, hạnh phúc, đẹp tươi như cảnh sắc của mùa xuân vậy. Ngoài ra, ông bà ta cũng quan niệm rằng cưới nhau vào dịp đầu năm sẽ luôn được tươi vui và viên mãn. Và hầu như đám cưới nào cũng hiện diện chữ (囍) (đc gọi là "song hỷ"), trên phông chính, trên tráp quà, trên bánh cưới...nói chung là ở khắp mọi nơi trong đám cưới. Vậy chữ (囍) có ý nghĩ gì và xuất xứ từ đâu?

NGHĨA CHỮ SONG HỶ

Có lẽ ai cũng đã quá quen với hình ảnh chữ (囍) trong các đám cưới người Việt. Nhưng không phải ai cũng biết được nguồn gốc và ý nghĩa của chữ "Song hỉ"? Tham khảo các tài liệu nghiên cứu, ta có thể hiểu về chữ Hỷ như sau:

Nguồn gốc chữ Hỷ

Theo lời người xưa, chữ Hỷ (喜) là một giai thoại đẹp gắn liền với việc tình duyên do thiên định. Vào thời Bắc Tống ở bên Trung Quốc, có một chàng trai ham học tên là Vương An Thạch. Năm 20 tuổi, cậu lên kinh dự thi. Giữa đường đi có qua một vùng trù phú giàu có. Đúng lúc nhà Mã Viên ngoại đang kén chồng cho đứa con gái xinh đẹp. Ông muốn kiếm cho con một tấm chồng không cần quá giàu có nhưng nhất định phải có học hàm hiền sĩ.

An Thạch đi qua thấy nhà Viên ngoại có đề một vế đối:

“Tẩu mã đăng, đăng tẩu mã, đăng tức mã đình bộ”

(Ngựa chạy theo đèn, đèn chạy theo ngựa, đèn tắt, ngựa dừng chân).

Ai đối đc thì sẽ gả con gái cho người đó.

Mặc dù chưa nghĩ ra vế đối lại nhưng An Thạch vẫn nói cứng: “Câu này dễ đối” rồi lại tiếp tục lên kinh để dự thi. Người nhà viên ngoại nghe được nhưng chưa kịp mời vào diện kiến thì bóng cậu đã hút xa.

Khi đến trường thi, Vương An Thạch lại là người nộp bài đầu tiên. Vua lật xem khen tấm tắc liền gọi lên để thử thêm tài. Nhà vua nhìn thấy ở sân rồng có một lá cờ lớn liền đưa ra vế đối:

“Phi hổ kỳ, kỳ phi hổ, kỳ quyển hổ tàng thân"

(Hổ bay theo cờ, cờ bay theo hổ, cờ cuốn, hổ ẩn mình).

An Thạch ngay sau đó nhớ lại câu đối nhà Mã viên ngoại đối rất chuẩn rất chỉnh với câu này liền dõng dạc:

"Tẩu mã đăng, đăng tẩu mã, đăng tức mã đình bộ."

Nghe xong câu đối chỉnh mà ý nghĩa sâu sắc, vua đề Vương An Thạch thủ khoa.

Trên đường quay về nhà, An Thạch liền được mời lại qua nhà Mã viên quan. Cậu liền đối lại bằng chính đề thi của vua. Viên ngoại bất ngờ thích thú với câu đối chỉnh, nên đã nói khéo với An Thạch đó là câu đố kén rể. Nhờ đó mà cậu lấy được cô con gái xinh đẹp của nhà Mã viên ngoại.

Chữ Hỷ đám cưới

An Thạch vui mừng nảy ra câu thơ:

"Vận may đối đáp thành song hỷ,

Cờ hổ, đèn quân kết vợ chồng."

Từ đó mà chữ song Hỷ ra đời thể hiện sự cát lợi, may mắn tiếp may mắn không ngừng.

Chữ Hỷ đã quá quen thuộc với tập tục cưới hỏi của người Việt. Ngoài việc thể hiện niềm vui, mong muốn hạnh phúc, chữ Hỷ còn được xem là “tín hiệu” báo nhà gia chủ đang có đám cưới đám hỏi linh đình.

Chữ Hỷ có nhiều ý nghĩa tốt đẹp trong hôn nhân. Không chỉ thể hiện niềm vui, hạnh phúc, mong muốn cuộc sống sung túc mà còn thể hiện tâm tình tương thông giữa vợ chồng, sự bền chặt thủy chung trong hôn nhân.

Chính vì vậy (囍) luôn hiện diện mọi chỗ trong đám cưới, cho dù đó là đám cưới của người Việt.

Nhưng mới đây, tôi có đi dự 1 đám cưới của 2 gia đình người Việt, nhà trai ở Phan thiết, Bình thuận, còn nhà gái ở Sài gòn, trong lễ ăn hỏi ở nhà gái, chủ nhà không dùng chữ (囍) mà dùng chữ "Hỷ" trên phông chính, rất Việt nam mà hoàn toàn không mất đi vẻ trang trọng, thể hiện đúng 1 đám cưới. Tôi biết chữ (囍) mặc dù gốc là tiếng Trung, nhưng đã trở thành mẫu tự cho 1 đám cưới, nhưng chữ "Hỷ" ở đây lại được viết bằng tiếng Việt cũng đâu có kém phần long trọng, mà lại rất Việt nam, không biết có phải nhà gái muốn giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt chăng?

Nguyễn Mạnh Quý

Nguồn Văn Hiến: http://vanhien.vn/news/doi-dieu-ve-chu-hy-trong-dam-cuoi-81937