'Đời diêm dân' Khánh Hòa lên hãng tin quốc tế

Diêm dân Hòn Khói (thuộc thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) thức dậy trước bình minh như họ vẫn làm nhiều thế hệ nay, tỏa ra khắp các đồng muối - một trong những đồng muối lớn nhất Việt Nam - thu hoạch 'món quà từ biển' và hy vọng vào một vụ mùa bội thu hơn mùa trước.

Hòn Khói thuộc huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang khoảng 45 km về phía bắc. Đồng muối nơi đây rộng hàng trăm hecta, mà một trong những cánh đồng muối lớn nhất của Việt Nam. Ảnh: AFP/Manan VATSYAYANA

Hòn Khói thuộc huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang khoảng 45 km về phía bắc. Đồng muối nơi đây rộng hàng trăm hecta, mà một trong những cánh đồng muối lớn nhất của Việt Nam. Ảnh: AFP/Manan VATSYAYANA

Công việc nặng nhọc với thu nhập không ổn định, bị phụ thuộc nhiều vào nhu cầu bấp bênh do không cạnh tranh được với muối nhập khẩu nước ngoài và tình hình thời tiết ngày càng khó lường.

Nhiều người dân ở thị trấn ven biển ở tỉnh Khánh Hòa đã làm việc cả đời trên những cánh đồng muối – một địa điểm rất nổi tiếng du lịch và chụp ảnh với giới trẻ. Hình ảnh những phụ nữ thì gánh muối từ ruộng đổ lên bờ thành đống, đầu đội nón lá vai gánh muối, bước chân uyển chuyển soi mình dưới ruộng muối, tràn ngậy trên Instagram.

Những người dân làm muối phải tranh thủ đi làm từ tinh mơ, cố gắng hoàn thành công việc để tránh thiêu mình dưới cái nắng nóng khắc nghiệt trên đồng.

Nghề làm muối rất nhọc nhằn, phụ thuộc nhiều vào thời tiết, trời càng nắng thì càng được mùa, không may gặp mưa dông muối chưa đủ độ cứng để cạo thì công sức xem như đổ xuống sông, xuống biển. Người làm muối Hòn Khói thường làm vào mùa nắng, từ tháng 1 đến tháng 6.

"Công việc nặng nhọc lắm. Chúng tôi phải làm việc rất vất vả dưới ánh mặt trời, và được nghỉ khi trời mát", ông Nguyễn Thanh Lai nói, một diêm dân với làn da rám nắng trong gần 40 năm làm việc trên đồng muối.

Ông bán muối thu hoạch được cho các thương nhân địa phương, người sẽ lại bán cho nhà máy, công ty, nơi nó được sử dụng để bảo quản cá, làm nước mắm – những sản phẩm phổ biến ở Đông Nam Á hoặc làm soda.

Ông Lai – cha của 5 người con – chia sẻ gia đình ông làm muối, thu nhập cũng chỉ đủ sống thôi. Hồi xưa nhu cầu và giá cả thị trường ổn định hơn bây giờ nhiều.

"Trước đây, diêm dân chúng tôi không thua lỗ, bây giờ có lúc lỗ", người đàn ông 60 tuổi nói với phóng viên AFP.

Diêm dân nơi Hòn Khói vẫn luôn mong mỏi muối được giá hơn, để những hạt muối họ làm ra được trả công xứng đáng. (Ảnh: AFP/Manan VATSYAYANA)

Là người giám sát kỹ thuật, ông Lai thường kiếm được khoảng hơn 8 triệu đồng/tháng trong mùa thu hoạch - nhiều hơn gấp đôi so với hầu hết những người dân trực tiếp làm muối.

Nhưng thu nhập của ông cũng dao động theo nhu cầu thị trường khi mà muối nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều.

Thời tiết là kẻ thù số 1

Theo dữ liệu chính thức mới nhất, Việt Nam sản xuất khoảng một triệu tấn muối trong năm 2015, nhưng vẫn nhập khẩu muối, chủ yếu từ Trung Quốc và Ấn Độ.

Năm 2017, Việt Nam đã nhập khẩu 500.000 tấn muối mặc dù trong nước đã sản xuất được khoảng 147.000 tấn.

Muối nhập khẩu có chất lượng cần thiết để sử dụng trong các ngành công nghiệp, trong khi muối địa phương không phải lúc nào cũng phù hợp.

Nhưng giá thị trường không ổn định không phải là nỗi lo duy nhất của diêm dân.

Tại Hòn Khói, người dân cũng đang phải chống chọi với biến đổi khí hậu.

Nghề làm muối phụ thuộc nhiều vào thời tiết, trời càng nắng thì càng được mùa, không may gặp mưa dông muối chưa đủ độ cứng để cạo thì công sức xem như đổ xuống sông, xuống biển.

Nguyễn Quang Anh - người có hơn 20 năm làm muối cho biết: "Nếu thời tiết tốt, chúng tôi có thể làm việc trong sáu tháng. Nếu trời mưa, tất cả chúng tôi đều không làm việc được".

"Biến đổi khí hậu thực sự đã có tác động đến đời sống chúng tôi vì sản xuất muối cần thời tiết ổn định", người nông dân 57 tuổi nói với AFP.

Tuy công việc nặng nhọc, vất và nhưng thu nhập của họ cũng chỉ đủ để trang trải cho cuộc sống hằng ngày. Ảnh: AFP/Manan VATSYAYANA

Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, biến đổi khí hậu đã "phá hoại" cuộc sống của nông dân ở Việt Nam, nơi mùa mưa đến sớm hơn hoặc mang đến nhiều cơn mưa lớn hơn trong những năm gần đây.

"Tại Việt Nam và các nơi khác, biến đổi khí hậu đã khiến thời tiết thay đổi bất thường", Dechen Tsering, Giám đốc khu vực châu Á và Thái Bình Dương của Liên Hợp Quốc nói.

Để khuyến khích phát triển sản xuất muối, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một số chính sách phát triển muối; trong đó có chính sách tín dụng như Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Quyết định số 4513/QĐ-BNN-CB ngày 21/10/2014 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển sản xuất muối đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Theo đó, với mục tiêu sản lượng muối tăng gấp ba vào năm 2030, công nghệ hiện đại sẽ được ứng dụng vào sản xuất, đồng thời người nông dân bị ảnh hưởng bởi biến đổi thời tiết sẽ được chính quyền địa phương hỗ trợ.

Tuy nhiên, tại Hòn Khói - nơi sản xuất muối vẫn là nghề chính, rất ít người cảm nhận được tác động của những chính sách này hoặc đã từng nghe về nó .

Điều đó có nghĩa là nhiều người đang chấp nhận rủi ro khi tiếp tục gắn bó với nghề.

"Đôi khi cũng lo lắng, nhưng tôi đang kinh doanh nên tôi phải chấp nhận rủi ro. Nếu tôi không làm muối, tôi sẽ không kiếm đủ tiền nuôi gia đình," Nguyễn Văn Vinh, mới bắt đầu làm muối như một nghề phụ tăng thu nhập bên cạnh kinh doanh một cửa hàng văn phòng phẩm nhỏ cho biết.

Mai Anh (theo AFP)

Nguồn Thời Đại: https://thoidai.com.vn/doi-diem-dan-khanh-hoa-len-hang-tin-quoc-te-77732.html