Đối đầu với tên lửa đạn đạo Mỹ, Nga sẽ tung vũ khí bí mật nào?

Bộ Quốc phòng Nga mới đây ra thông báo về một vũ khí đánh chặn mới, hay còn gọi là công nghệ phòng thủ tên lửa tiên tiến - thách thức các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) của Mỹ - với những khả năng đối phó chưa từng có.

Với việc Nga và Mỹ sở hữu một số lượng lớn tên lửa đạn đạo có khả năng tấn công hạt nhân quy mô lớn, phòng thủ tên lửa đã trở thành một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu. Mặc dù không thể tiêu diệt tất cả các tên lửa mà đối phương đã phóng đi, nhưng việc làm giảm hiệu quả đòn tấn công và khắc phục hậu quả luôn được cả hai siêu cường này đầu tư thích đáng.

Đối đầu với tên lửa đạn đạo Mỹ, Nga sẽ tung vũ khí bí mật. (Nguồn: National Interest)

Đối đầu với tên lửa đạn đạo Mỹ, Nga sẽ tung vũ khí bí mật. (Nguồn: National Interest)

Tên lửa đánh chặn hay các vụ nổ hạt nhân

Một trong những giải pháp đơn giản nhất là phóng tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân mạnh để tiêu diệt tên lửa đạn đạo. Sức mạnh của đầu đạn hạt nhân có thể chặn tên lửa đối phương ngay trước mục tiêu đã định.

Phương án này khá dễ dàng. Tên lửa sẽ được bắn theo hai đợt. Đợt một, tên lửa đối phương bị thiêu hủy bởi các vụ phóng tên lửa hạt nhân mạnh; những vụ nổ này tạo ra những đám mây plasma ion hóa khổng lồ, tác động đến các hệ thống theo dõi và điều khiển. Đợt thứ hai - đánh chặn tên lửa tấn công mà hoàn toàn không bị trở ngại nào.

Theo hãng thông tấn Tass, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga gần đây đã phóng thử thành công tên lửa đánh chặn mới của hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo (ABM) của nước này tại bãi Sary-Shagan (thuộc cộng hòa Kazakhstan).

Để tiêu diệt được tên lửa của đối phương, cần phải có ít nhất hai tên lửa đánh chặn, thậm chí nhiều hơn, điều này xét về hiệu quả là hoàn toàn không kinh tế. Do đó, phương án phòng thủ trước một cuộc tấn công hạt nhân vào lãnh thổ của mình bằng cách kích nổ một số lượng lớn hơn các đầu đạn hạt nhân cũng được Nga quan tâm và nghiên cứu.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến nghi ngờ hiệu quả của việc tiêu diệt các đầu đạn tên lửa đạn đạo bằng phương pháp kích nổ hạt nhân, do một số tên lửa có thể vượt qua đòn đánh chặn này. Ngay cả những đầu đạn bị vô hiệu hóa vẫn có thể tiếp tục bay nhưng radar không phân biệt được nên vẫn tung các đòn đánh chặn khác gây lãng phí.

Nga quan tâm đến việc triển khai máy bay đánh chặn với khả năng phân biệt tiên tiến. Tức là nó sẽ tích hợp có bộ phận tìm kiếm hoặc hệ thống cảm biến điều khiển và chỉ huy để phân biệt nhanh chóng và chính xác sự khác biệt giữa biện pháp đối phó-mồi nhử và ICBM thực tế. Khả năng phân biệt một đầu đạn thực sự hoặc vũ khí từ bên trong các mảnh vỡ là ưu điểm nổi bật nhất ngăn chặn một cuộc tấn công mà người Nga mong muốn.

Có thể vũ khí mới sẽ là một loại máy bay đánh chặn được trang bị nhiều phương tiện tiêu diệt có thể đồng thời theo dõi các mối đe dọa đang đến gần, chia sẻ dữ liệu trong thời gian thực và thực hiện các điều chỉnh gần như ngay lập tức tùy thuộc vào các chi tiết cụ thể của mục tiêu.

Tương quan giữa hệ thống phòng thủ Nga và Mỹ

Trên thực tế, sự phát triển của các hệ thống phòng thủ tên lửa ở Mỹ và Nga đã đi theo những hướng khác nhau. Các kỹ sư Nga phát triển các phương pháp tấn công các mục tiêu trên không và không gian bằng một vụ nổ. Hiện tại, tất cả các phương pháp được phát triển, và thậm chí cả các nguyên tắc dựa trên chúng đều được bảo mật nghiêm ngặt, nhưng tính hiệu quả của các hệ thống phòng không đã được thử nghiệm trong tình huống chiến đấu thực tế và được đánh giá cao.

Đối với hệ thống phòng thủ tên lửa, hiển nhiên không một hệ thống phòng thủ tên lửa nào trên thế giới được thử nghiệm theo tình huống chiến đấu - trừ hệ thống "Vòm sắt" của Israel. Tuy nhiên, các cuộc thử nghiệm phòng thủ tên lửa của Nga đã thành công khi chống lại các mục tiêu mô phỏng hoạt động của tên lửa Nga, chẳng hạn như "Satan". Điều này có ý nghĩa rất lớn.

Các đầu đạn của tên lửa Mỹ đang sử dụng không thể cơ động trong phần cuối của quỹ đạo bay, việc bắn hạ chúng dễ dàng hơn nhiều. Đó là lý do tại sao người ta nói rằng tên lửa của Nga được tạo ra để tiêu diệt cả các mục tiêu hiện tại và tương lai.

Tại Mỹ, người ta bắt đầu phát triển hệ thống sát thương động năng, tức tên lửa đánh chặn phải va chạm trực tiếp với đầu đạn đang bay tới. Trong tình huống này, cú va chạm quá mạnh khiến mọi thứ biến thành plasma. Đối với một tên lửa chống tên lửa, hoàn toàn không cần đầu nổ, sẽ giúp giảm đáng kể chi phí.

Tuy nhiên, trong trường hợp này, hệ thống dẫn đường yêu cầu cao hơn nhiều, vì tên lửa tấn công và đầu đạn đánh chặn bay về phía nhau với tốc độ lớn (7-10 m/s) và đầu đạn tương đối nhỏ, phải đảm bảo độ chính xác đến vài cm. Cho đến nay, điều này chỉ có thể thực hiện được đối với các mục tiêu bay theo quỹ đạo đạn đạo, hay nói cách khác là không thay đổi hướng bay. Tuy nhiên, đầu đạn của tên lửa Nga trong giai đoạn cuối không bay theo quỹ đạo đạn đạo mà cơ động. Các chuyên gia Mỹ cho rằng, về nguyên tắc, không thể bắn hạ chúng, trừ tình cờ.

Ngoài ra, vẫn có thể tự bắn hạ tên lửa đánh chặn đang nhắm mục tiêu bằng cách va chạm với nó. Theo một số chuyên gia, tên lửa Nga đã có khả năng này, hoặc các hệ thống như vậy sẽ được phát triển trong tương lai gần.

Trên thực tế, việc triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa ở biên giới nước Nga chủ yếu là do hiện tại không thể tạo ra một hệ thống hiệu quả để tiêu diệt tên lửa Nga trên lãnh thổ Mỹ. Các tên lửa Mỹ phải đánh chặn tên lửa Nga không phải ở chặng cuối cùng của quá trình bay, mà là khi mới phóng, lúc tên lửa không cơ động và ở trong tình trạng không có khả năng tự vệ.

Theo Báo Quốc tế

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/doi-song/doi-dau-voi-ten-lua-dan-dao-my-nga-se-tung-vu-khi-bi-mat-nao/20210531062614811