Đối đầu bạo lực trên biên giới Trung Quốc: Một lính đặc nhiệm Ấn Độ thiệt mạng

The Guardian ngày 2/9 đưa tin một binh sĩ Ấn Độ đã thiệt mạng trong cuộc đụng độ với Trung Quốc ở biên giới hai nước vào ngày 29/8.

Binh sĩ Ấn Độ di chuyển qua đường cao tốc Quốc gia Srinagar-Leh. Ảnh: Anadolu Agency / Getty Images

Binh sĩ Ấn Độ di chuyển qua đường cao tốc Quốc gia Srinagar-Leh. Ảnh: Anadolu Agency / Getty Images

Đây là trường hợp thương vong đầu tiên được ghi nhận từ hai sự cố gần nhất xảy ra trong vòng 48 giờ ở biên giới Ấn Độ và Trung Quốc. Diễn biến mới này xảy ra chỉ hai tháng sau vụ đụng độ khiến ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng.

Ấn Độ và Trung Quốc đã cáo buộc bên còn lại tìm cách vượt qua biên giới không chính thức ở khu vực Ladakh để giành lãnh thổ vào hôm 29/8 và 31/8.

Mặc dù không bên nào công bố thương vong, nhưng Namgyal Dolkar Lhagyari, một thành viên của chính quyền Tây Tạng đang sống lưu vong, nói với truyền thông rằng một binh sĩ Ấn Độ gốc Tây Tạng đã "tử vì đạo trong cuộc đụng độ" vào tối 29/8.

Nguồn tin tiết lộ thêm rằng một thành viên khác của SFF bị thương trong vụ đụng độ.

Ấn Độ và Trung Quốc, vốn từng xảy ra chiến tranh biên giới vào năm 1962. Căng thẳng giữa hai nước tiếp tục leo thang khi gần đây hai quốc gia đông dân nhất thế giới đã đưa hàng chục nghìn quân đến khu vực kể từ vụ đụng độ tàn khốc với dùi cui và nắm đấm ngày 15/6. Ấn Độ cho biết 20 binh sĩ đã thiệt mạng trong vụ đụng độ này. Phía Trung Quốc không đưa ra bất cứ thông tin nào về thương vong.

Sau vụ đụng độ hồi tháng 6, hàng loạt cuộc đối thoại không đạt nhiều tiến triển, căng thẳng bùng phát trở lại khi quân đội Ấn Độ tố cáo binh lính Trung Quốc tìm cách xâm phạm Đường kiểm soát thực tế (LAC) ở hồ Pangong tối 29.8, theo AFP.

Trung Quốc phủ nhận cáo buộc và sau đó tố ngược binh lính Ấn Độ đã vượt qua LAC, xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc và vi phạm sự đồng thuận mà hai nước đạt được trong các cuộc đối thoại trước đó.

Truyền thông Ấn Độ dẫn nguồn tin quân sự cho biết PLA đã cố gắng chiếm các đỉnh đồi mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền lịch sử xung quanh Pangong Tso, một hồ nước ở độ cao 4.200 m.

Bộ Quốc phòng Ấn Độ khẳng định quân đội của họ “đã có các biện pháp để củng cố vị trí và ngăn cản các ý định đơn phương thay đổi sự thật của Trung Quốc”.

Tuấn Quỳnh

Nguồn Thời Đại: https://thoidai.com.vn/doi-dau-bao-luc-tren-bien-gioi-trung-quoc-mot-linh-dac-nhiem-an-do-thiet-mang-117255.html