Độc đáo: Sáu người ngồi trên một chiếc ghế to nhất Việt Nam

Một bộ bàn ghế Quốc voi 'tay 32' được những nghệ nhân giỏi của làng nghề Nam Định đã gây trầm trồ với người dân tới tham quan hội chợ đang diễn ra tại tỉnh Quảng Ninh.

Được biết, đây là bộ bàn ghế Quốc voi kiểu Nhà Minh do cơ sở đồ gỗ Lâm Tới (Xuân Trường, Nam Định) đặt hàng sản xuất và trưng bày tại hội chợ.

Tất cả bộ sản phẩm gồm 19 món trong đó có 1 trường, 4 đoản, 2 đôn sau, 2 đôn trước, hai kẹp 7 bệ để chân và 1 bàn.

Anh Đỗ Lâm Tới, chủ cơ sở cho biết, để làm được bộ sản phẩm này tốn khoảng 17 khối gỗ. Đường kính cột là 32cm. Kích thước ghế đoản dài 3,8m có thể chứa tới 6 người ngồi. Bộ ghế cao 2m17.

Riêng chiếc ghế dài, 6 người có thể ngồi lên được.

Riêng chiếc ghế dài, 6 người có thể ngồi lên được.

Tổng thời gian để hoàn thiện bộ ghế này lên tới gần 3 năm và gỗ được nhập khẩu từ Nam Phi.

Các nghệ nhân làng nghề Nam Định cho biết, cả cuộc đời họ chưa từng làm bộ sản phẩm nào như thế này.

Với đường vân gỗ tự nhiên của loại mun đuôi công, bộ bàn ghế thực sự là một tác phẩm đặc sắc, cân đối dù bộ bàn ghế rất to và nặng.

Toàn cảnh bộ bàn ghế to nhất Việt Nam

Riêng vận chuyển, cơ sở này phải thuê xe tải cỡ lớn và dùng các loại máy móc chuyên dụng với nhiều người để kê đặt bộ Quốc voi. Để đặt được bộ bàn ghế này, không gian căn phòng phải lên tới khoảng 100m2 vì riêng bộ bàn ghế đã chiếm tới khoảng 36m2.

Theo chủ cơ sở, bộ bàn ghế đục hình con voi, tượng trưng cho sức mạnh và những điềm lành mà con vật này mang tới. Còn "tay 32" là đường kính của tay ghế- một cách để dân nhà nghề phân biệt kích thước các bộ ghế qua kích cỡ tay của nó.

Tới thời điểm này, đây được coi là bộ bàn ghế lớn nhất Việt Nam và đang được rao bán với giá 3 tỷ đồng.

Dưới đây là một số hình ảnh chi tiết về bộ bàn ghế được rất đông du khách Quảng Ninh tham quan, chụp hình này:

Những nét trạm trổ rất tinh tế

Một chiếc đôn cũng to bằng gần một cái bàn bình thường.

Đây là một chiếc kệ để chân

Các nghệ nhân làng nghề Nam Định cho biết họ chưa từng làm một bộ bàn ghế nào độc đáo như bộ này.

Đường vân nổi lên rất tự nhiên và góp phần tạo thành một sản phẩm tinh xảo.

Em bé này không ôm nổi tay ghế.

Song Đào, ảnh: Xuân Đoàn

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/doc-dao-sau-nguoi-ngoi-tren-mot-chiec-ghe-to-nhat-viet-nam-20190902140620109.htm