Độc đáo những công trình giao thông dành riêng cho động vật

Để giảm thiểu thương vong cho động vật khi băng qua các tuyến đường giao thông, nhiều nơi trên thế giới đã xây dựng nên những cây cầu, đường hầm... có kết cấu đặc biệt dành riêng cho chúng.

Năm 1963, một cây cầu có tên Nutty Narrows dành riêng cho loài sóc đã được xây dựng ở thành phố Longview, Washington, Mỹ

Năm 1963, một cây cầu có tên Nutty Narrows dành riêng cho loài sóc đã được xây dựng ở thành phố Longview, Washington, Mỹ

Cầu Nutty Narrows có thiết kế đẹp mắt là phiên bản thu nhỏ của chiếc cầu treo dành cho con người

Cây cầu được bắt trên những cây xanh lớn, cung cấp con đường an toàn cho những chú sóc khi băng qua đường phố đông đúc người qua lại

Thêm một cây cầu khác dành cho sóc được tạo ra vào năm 2007 ở quốc lộ Hume, tiểu bang Victoria, Australia. Tuy nhiên, đôi khi cây cầu cũng đón cả những vị khách khác như vẹt...

Thậm chí những chú chuột cũng từng quá giang

Năm 2015, công ty đường sắt Tây Nhật Bản hợp tác với công viên động vật biển Suma ở thành phố Kobe để xây dựng các lối đi dành riêng cho rùa dưới đường ray tàu tại những khu vực có nhiều rùa qua lại

Những tuyến đường này được thiết kế hình chữ U có độ nông phù hợp, làm bằng bê tông và được lắp đặt dưới đường ray tàu hỏa cho phép những con rùa cũng như các loài bò sát di chuyển một cách an toàn bên dưới các tuyến đường tàu

Giải pháp này nhằm khắc phục tình trạng rùa bị mắc kẹt hoặc bị tàu cán chết khi cố di chuyển qua đường ray để trở về ao, hồ - nơi chúng sinh sống

Năm 2016, New Zealand xây dựng một đường hầm dài 25m ở Oamaru Harbour, vùng Otago cho chim cánh cụt

Do chim cánh cụt bắt cá ở biển nhưng làm tổ trên đất liền. Khi mặt trời lặn, chúng phải băng qua một con đường đông đúc ở Oamaru Harbour để trở về nhà, đây cũng là khu vực thu hút khách du lịch tới quan sát chim cánh cụt

Điều đó tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho loài sinh vật này. Vậy nên một đường hầm nhỏ nằm dọc theo đường chim cánh cụt thường di chuyển sẽ giúp chúng đi lại an toàn hơn

Từ khoảng giữa tháng 11 hàng năm, hàng triệu con cua đỏ lại tấp nập di cư từ các khu rừng trên đảo Giáng Sinh (hay còn gọi là đảo Christmas của Úc) đến bờ biển Ấn Độ Dương để sinh sản và đẻ trứng

Việc cua đỏ tràn ra đường khiến chúng thường xuyên bị xe cán và cũng gây khó khăn cho các phương tiện di chuyển của con người. Do đó, các kiểm lâm trên đảo đã phối hợp triển khai nhiều hình thức bảo vệ khác nhau

Trong đó, đã có hơn 30 đường hầm được đào bên dưới con đường đông đúc nhất trên đảo nhằm đảm bảo an toàn cho loài sinh vật này

Ngoài ra, những cây cầu cao 5 m cũng được xây dọc theo tuyến đường để hỗ trợ việc di chuyển của loài cua đỏ

Tại Hà Lan, nhiều đường cao tốc đi xuyên qua các khu rừng lớn. Để không làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, chính phủ nước này đã xây dựng những cây cầu bắc qua đường cao tốc để làm lối đi cho các loài động vật trong rừng

Ở Singapore cũng có những cây cầu tương tự vậy. Trong ảnh là một cây cầu được phủ xanh bằng cây cối, bắc qua tuyến đường cao tốc 6 làn xe để giúp cho các động vật di chuyển

Tại công viên quốc gia Banff ở Alberta, Canada, 24 cầu vượt như thế này được xây dựng trên đường cao tốc, giúp các loài động vật như gấu, nai, chó sói vượt qua một cách an toàn

Như Quỳnh

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/anh-doc-dao-nhung-cong-trinh-giao-thong-danh-rieng-cho-dong-vat-post451551.antd