Độc đáo Kuwait và vai trò hòa giải ở Trung Đông

Sau khi Quốc vương Kuwait Sabah Al-Ahmad Al-Sabah qua đời, vai trò trung gian hòa giải của nước này sẽ đi về đâu? Phân tích của Tạp chí chuyên về chính trị quốc tế Foreign Policy.

Theo các chuyên gia Mỹ, lâu nay nước này vẫn dựa vào Quốc vương Sabah Al-Ahmad Al-Sabah để duy trì vai trò của Kuwait như một bên trung lập tại vùng Vịnh Ả-rập và Trung Đông. Kuwait sẽ tiếp tục đóng vai trò lịch sử này sau khi Quốc vương Sabah qua đời?

Đối với Mỹ, các đời Tổng thống đều coi Hoàng thân Sabah và Kuwait là một đồng minh chủ chốt. (Nguồn: AP/TTXVN)

Đối với Mỹ, các đời Tổng thống đều coi Hoàng thân Sabah và Kuwait là một đồng minh chủ chốt. (Nguồn: AP/TTXVN)

Quốc vương Sabah Al-Ahmad Al-Sabah - người giữ vai trò Ngoại trưởng Kuwait từ năm 1963 đến năm 1991 và từ năm 1993 đến năm 2003 - từ lâu đã được xem là kiến trúc sư của chính sách đối ngoại Kuwait. Ông đóng vai trò lãnh đạo chủ chốt trong Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) và dẫn dắt các nỗ lực trung gian hòa giải để kết thúc khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh cũng như tại Yemen và các điểm nóng khác ở khu vực.

Độc đáo Kuwait

Học giả Hussein Ibish tại Viện nghiên cứu các nước Ả-rập vùng Vịnh tại Washington D.C cho rằng, “không nghi ngờ gì, sự ra đi của Quốc vương là sự kết thúc một thời kỳ của Kuwait. Ông có một sự nghiệp ngoại giao khá dài với vai trò ngoại trưởng và sau đó là vai trò rất quan trọng là Quốc vương. Ông đã chèo lái Kuwait khi bị Iraq xâm lược (trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất) và giai đoạn bị chiếm đóng sau đó. Ông đã duy trì quan hệ rất tốt với Mỹ và cũng giúp chuyển đổi hệ thống chính trị của Kuwait theo hướng cởi mở hơn và một nghị viện theo đúng nghĩa hơn so với thời kỳ trước khi bị Iraq chiếm đóng. Kuwait đã hoàn thành vai trò trung gian quan trọng”.

“Khác biệt quan điểm trên của Kuwait được phía Mỹ hết sức tôn trọng. Đó là điều độc đáo ở một khu vực nơi mà áp lực thuận theo chính sách của phương Tây là rất cao”.

Đối với Mỹ, các đời Tổng thống đều coi Hoàng thân Sabah và Kuwait là một đồng minh chủ chốt, thậm chí ở những thời điểm mà các mục tiêu của chính sách đối ngoại của Kuwait có sự khác biệt so với Mỹ.

Theo bà Sarah Elzeini, người sáng lập và là CEO của công ty tư vấn toàn cầu SMZ International Group có trụ sở tại Washington D.C, quan hệ bền chặt giữa hai nước nhiều khả năng sẽ vẫn được duy trì sau khi Quốc vương qua đời. “Hoàng thân Sabah không chỉ định vị Kuwait với vai trò trung gian hòa giải trong khu vực, mà còn hợp tác khăng khít với Mỹ. Kuwait đã hợp tác với Mỹ từ thời kỳ chiến tranh vùng Vịnh đến chiến dịch đánh bại ISIS, một trọng trách rất khó khăn và đáng ghi nhận đối với một quốc gia nhỏ làm đối tác với Mỹ giữa bối cảnh tâm lý chống phương Tây gia tăng”.

Mối quan hệ giữa hai nước dưới sự lãnh đạo của Hoàng thân Sabah vẫn rất gần gũi thậm chí cả những lúc mà các mục tiêu đối ngoại của nước có sự khác biệt. Ví dụ, Kuwait vẫn giữ cam kết mạnh mẽ ủng hộ sự nghiệp của người Palestine thậm chí khi quan hệ giữa người Palestine với chính quyền Trump trở nên căng thẳng. Bất chấp những khác biệt, Kuwait vẫn được xem là một trong những đối tác quan trọng nhất của chính quyền Trump ở khu vực. “Khác biệt quan điểm trên của Kuwait được phía Mỹ hết sức tôn trọng. Đó là điều độc đáo ở một khu vực nơi mà áp lực thuận theo chính sách của phương Tây là rất cao”.

Ai sẽ kế tục vai trò trung gian?

Sau khi Hoàng thân Sabah qua đời, Hoàng Thái tử 83 tuổi Nawaf al-Ahmad Al-Sabah trở thành Quốc vương mới. Elana DeLozier, một cộng tác viên nghiên cứu và chuyên gia về vùng Vịnh tại Viện chính sách Trung Đông có trụ sở tại Washington D.C. cho rằng, vẫn chưa rõ vai trò trung gian hòa giải khu vực của Kuwait có tiếp tục được duy trì dưới sự lãnh đạo của Quốc vương mới không. “Ông là “Vệ binh cũ” trong vùng Vịnh cùng thế hệ với Hoàng thân Zayed, Vua Qaboos của Oman, Vua Salman và Vua Abdullah của Ả-rập Xê-út. Thế hệ tiên phong này khác với thế hệ hiện nay. Đây là biểu tượng cho thấy chúng ta đang chuyển giao thế hệ.”

DeLozier cho rằng, “Kuwait có lịch sử làm trung gian hòa giải lâu đời, nhưng gia đình Al-Sabah chính là đại diện cho chính sách đối ngoại Kuwait kể từ khi giành được độc lập. Câu hỏi đặt ra là liệu uy tín trung gian hòa giải của Kuwait có đi theo Quốc vương Sabah không. Uy tín đó gắn với Quốc vương hay gắn với Kuwait. Khó có thể nói bởi vì từ lâu hai điều này đã là một. Không kỳ vọng có bất kỳ thay đổi thực chất nào trong chính sách hay cảm nhận của Mỹ đối với Kuwait.

Câu hỏi hàng đầu đối với chính phủ Mỹ đó là liệu Kuwait sẽ tiếp tục đóng vai trò truyền thống đó nữa không. “Mỹ đã dựa vào Kuwait làm trung giai hòa giải. Nếu Kuwait không thể đóng vai trò đó nữa thì điều đó sẽ tạo ra một sự chuyển dịch trong khu vực. Nước nào khác sẽ đóng vai trò này? Và có đóng nổi vai trò này không? Ở một khía cạnh nào đó, Mỹ đã dựa vào Kuwait. Nếu Kuwait thay đổi thì chúng ta có thể không còn dựa được vào họ nữa”.

Trong thời gian tới, học giả Hussein Ibish cho rằng, những nước láng giềng của Kuwait có thể sẽ có lập trường cứng rắn về các vấn đề khu vực, nhưng Kuwait dường như sẽ duy trì lập trường hiện nay. “Lập trường rõ ràng nhất của Kuwait sẽ là cố gắng và đóng vai trò cân bằng, hòa giải. Điều đó nằm sẽ trở thành bản năng của bất kỳ nhà lãnh đạo nào của Kuwait. Tôi cho rằng sẽ cần phải có những nỗ lực rất lớn để thuyết phục họ nghiêng về một bên nào đó trong một loạt vấn đề, tuy nhiên tôi cho rằng khó có thể xảy ra điều đó trong bối cảnh hiện nay.”

Chính sách trung lập này cho phép đáp ứng được hai lợi ích cốt lõi của Kuwait, đó là giữ quan hệ gần gũi với Mỹ và duy trì ổn định trong nước, tránh xung khắc giáo phái hay xung đột với lực lượng Hồi giáo bảo thủ. “Có những vấn đề có thể gây chia rẽ trong xã hội Kuwait. Rõ ràng có những vấn đề tôn giáo có thể bất ổn nội bộ mà Kuwait đã tìm cách tránh để xảy ra nhưng đã xảy ra với một số quốc gia khác trong khu vực… cách của Kuwait làm là không đứng về bên nào”.

(Tin cộng tác viên báo TG&VN từ Trung Đông/Theo Foreign Policy)

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/doc-dao-kuwait-va-vai-tro-hoa-giai-o-trung-dong-125784.html