Doanh nhân Thu Hoàng: Đam mê ngành làm đẹp bởi từng là 'vịt con xấu xí' hóa 'thiên nga' nhờ thẩm mỹ không dao kéo

Trong khoảng 2 – 3 năm gần đây, thị trường Spa, trung tâm làm đẹp hay thẩm mỹ viện đang ngày một trở nên đông đúc này đã gần như bão hòa bởi sự tăng đột biến. Đây vẫn được xem là một trong những ngành có 'miếng bánh béo bở' nhất hiện nay khi 'cầu' lúc nào cũng mới và nhiều hơn 'cung'.Để hiểu rõ hơn về những màn cạnh tranh như 'thâm cung bí sử' của ngành này, cũng như việc kinh doanh thẩm mỹ hoàn toàn chẳng phải 'miếng bánh ngon' như người ngoài lầm tưởng, chúng tôi đã có buổi trò chuyện với chị Thu Hoàng – một người phụ nữ trẻ nhưng đã kinh nghiệm hơn 5 năm trong nghề, gây dựng hệ thống thẩm mỹ mang tên Beauty Center nổi tiếng, uy tín không chỉ tại Hà Nội mà còn ở TP.HCM.

Doanh nhân Thu Hoàng: "Nghề thẩm mỹ không phải miếng bánh ngon, cạnh tranh vô cùng khốc liệt"

Khi nói về ngành làm đẹp, người ta sẽ nghĩ ngay đến một loạt các Spa, trung tâm làm đẹp hay thẩm mỹ viện. Đây là một trong những ngành có sự cạnh tranh và đào thải vô cùng khốc liệt. Người ngoài hay hiểu rằng, làm thẩm mỹ thì "1 đi 10", nghĩa là bỏ vốn 1 thì lãi 10. Tuy nhiên, các trung tâm, thẩm mỹ viện làm đẹp to, hoành tráng hay uy tín đến mấy cũng phải trải qua vô vàn khó khăn khi thực hiện các ca làm đẹp, những vụ tai nạn ngoài ý muốn, đó là chưa kể những "cú phốt" đến từ đối thủ khác.

Doanh nhân Thu Hoàng bà chủ hệ thống thẩm mỹ mang tên Beauty Center

Doanh nhân Thu Hoàng đã có những chia sẻ chân thành về ngành nghề thẩm mỹ cũng như là minh chứng điển hình về những cạnh tranh không lành mạnh đến bất chấp của chính những người trong ngành.

Đam mê ngành làm đẹp nhờ từng là "vịt con xấu xí" hóa "thiên nga" nhờ thẩm mỹ không dao kéo

Chào Thu Hoàng, là một người tuổi đời còn rất trẻ, tại sao chị lại chọn con đường làm đẹp cho người khác mà không phải là một nghề gì đó có vẻ nhàn nhã hơn?

Ngay từ khi còn học cấp 3, tôi đã có sự quan tâm đặc biệt tới chuyện làm đẹp. Nhưng khi đó tôi cũng chưa hề nhận ra hay xác định sau này đây lại là con đường mình theo đuổi. Vì vậy mà Thu đã thi và học ở trường Cao đẳng Nghệ Thuật Hà Nội, mãi đến 3 năm sau khi tốt nghiệp Thu mới bỏ ngành nghệ thuật mà theo ngành làm đẹp như hiện nay.

Doanh nhân Thu Hoàng đam mê ngành làm đẹp nhờ từng là "vịt con xấu xí" hóa "thiên nga" nhờ thẩm mỹ không dao kéo

Vậy đâu là thời khắc quyết định khiến chị từ bỏ con đường nghệ thuật mà chuyển sang kinh doanh trong ngành làm đẹp?

Tôi nghĩ đó là từ khi tôi nhìn thấy gương mặt hoàn toàn mới của mình trong gương, sau khi trải qua ca tiêm Botox thay đổi cấu trúc hàm.

Hồi đấy gương mặt của tôi cũng không đến nỗi quá xấu, thế nhưng với cấu trúc hàm của một người con gái thì nó quá thô và không thon gọn. Vì vậy mà bản thân lúc nào cũng ước sao một ngày được đẹp hơn, mặt gọn hơn. Khi ấy, tôi đã nung nấu ý định thực hiện những ca tiêm botox thay đổi cấu trúc mặt mà không cần phải phẫu thuật bằng dao kéo.

Ngay sau khi bản thân mình thay đổi, tôi nhận ra việc một người phụ nữ trở nên đẹp hơn, quả thật đã mang đến cho họ rất nhiều cơ hội mới. Vậy thì tại sao tôi không theo luôn con đường làm đẹp này, để được chia sẻ với chị em những cơ hội và kiến thức về cái đẹp mà chính bản thân mình đã tự nghiên cứu và trải nghiệm thành công?

Làm đẹp là một nghề nhìn thì hào nhoáng, nhưng thực chất lại vô cùng mạo hiểm. Trong khi đó chị lại sớm gặt hái được nhiều thành công?

Không có thành công nào mà không trải qua những cái "gai" ở dưới chân, nó khiến tôi tóe máu nhiều lần. Bước đầu tiên tôi phải thực hiện thật nghiêm túc khi vào nghề này, là Học.

Tôi cắm mặt học ngày học đêm. Tôi học không chỉ từ trên mạng, báo chí hay truyền hình, mà còn dành rất nhiều thời gian tham gia các khóa chuyên môn từ các trung tâm, trường đào tạo ở nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Cứ học rồi thực hành, không ngại bất cứ điều gì cả.

3 năm học trái nghề rồi lại mất thêm 3 năm để học nghề mới, tính ra tôi đã bỏ gấp đôi thời gian của một số bạn. Nhưng thực ra, những cái khó khăn khi học nghề ấy, không thể so với "thương trường như chiến trường" mà sau này tôi phải đối mặt.

Doanh nhân Thu Hoàng: "Nghề thẩm mỹ không phải miếng bánh ngon, cạnh tranh vô cùng khốc liệt"

Thương trường như chiến trường – trong nhà còn hại nhau thì ở ngoài đã là gì!

Khi bắt đầu vào nghề này, chị có cho rằng lựa chọn của mình là đúng đắn?

Bắt đầu từ hai bàn tay trắng, tôi chỉ có một lựa chọn duy nhất: Cứ lao lên mà thôi! Băn khoăn chuyện đúng sai hay không chẳng còn quan trọng, tôi đã có đam mê của mình.

Duy có một thứ tôi chưa dám nghĩ tới khi đó, đó là thị trường của ngành làm đẹp lại phát triển nhanh đến mức như vậy. Điều đó mang lại cho tôi thêm nhiều cơ hội cạnh tranh, khách hàng cũng có cơ hội trải nghiệm, so sánh và càng đặt niềm tin cho mình hơn. Nhưng đồng thời cũng thêm nhiều rắc rối từ sự cạnh tranh không lành mạnh đến bất chấp để tồn tại trong nghề.

Bạn sẽ nghĩ rằng kinh doanh thì đâu cũng có người tốt người xấu. Là đúng! Nhưng tôi cũng sẽ nói lại một câu là “trong chăn mới biết chăn có rận”. Theo nghề được hơn 5 năm nay và trải qua rất nhiều cuộc “đấu đá” nên tôi nghĩ bản thân mình hiểu được cái khác biệt lớn nhất của nghề và của ngành này là gì.

Vậy theo chị sự khác biệt lớn nhất so với các nghề kinh doanh khác là gì?

Theo tôi, quan trọng nhất trong ngành này là chỉ có thể sống được bằng 1 chữ “TÂM”. Có tâm thì ắt có uy tín và mang đến kết quả tốt nhất, không chỉ cho mình mà còn là cho khách hàng.

Làm ngành thẩm mỹ, nếu không có tâm thì “bạn chết”, “tôi cũng chết” nhưng khách hàng chính là người sẽ phải gánh chịu nhiều nhất không chỉ về tinh thần mà còn là cơ thể, sức khỏe, sắc đẹp và cả tương lai của họ. Tôi có thể nói rằng, chẳng ngành nào mang theo nhiều rủi ro và “trái khuấy” như ngành làm đẹp. Bạn có thể khiến người ta đẹp hơn nhưng bạn cũng có thể “giết chết mọi thứ” của họ chỉ vì làm mà không có chữ “TÂM” thôi đấy!

Tôi sẵn sàng thất bại một cách tâm phục khẩu phục nếu tôi không thể làm khách hàng mình hài lòng với những gì mà tôi đã hứa với họ. Nhưng một khi đã hứa và cam kết, tôi sẽ không thể để khách hàng của mình thất vọng dù chỉ là chất lượng dịch vụ chứ chưa cần phải nhắc tới kết quả đẹp-hay-xấu cuối cùng.

Doanh nhân Thu Hoàng: quan trọng nhất trong ngành này là chỉ có thể sống được bằng 1 chữ “TÂM”

Làm nghề cũng đã lâu, ắt hẳn chị cũng từng trải qua không ít cuộc chiến thương trường, rồi "đấu đá" nhau?

"Đấu đá" khác với “cạnh tranh” bạn nhé. Những đối thủ mà tôi nhìn thấy, thậm chí thân quen với mình, chưa chắc đã cạnh tranh lành mạnh mà lại sử dụng những chiêu "đấu đá" rất buồn cười.

Vào năm 2016, khi tôi hợp tác với một người thân trong gia đình đang trơn tru thì cả hai đột nhiên thay đổi định hướng và mục đích kinh doanh. Tôi muốn theo nghề, còn người đó thì định hướng khác.

Vậy là xảy ra tranh cãi rồi chia tay nhau. Người đó kích tôi ra khỏi ban quản trị, nắm quyền điều hành và ngăn mọi liên lạc của tôi tới khách hàng. Tôi mất hoàn toàn công sức 5 năm gây dựng với những khách hàng thân thuộc của mình. Điều khiến tôi không chịu nổi chính là uy tín của thương hiệu mang tên tôi bị ảnh hưởng chỉ vì một cá nhân.

Sau khi tôi thành lập thương hiệu mới là Beauty Center như hiện nay, thì người thân ấy lại lên mạng nói những điều không đúng về tôi, khiến khách hàng của tôi hoang mang.

Rất may là khách hàng chỉ hoang mang một thời gian ngắn, sau đó họ lại hiểu rằng bản chất của vấn đề nằm ở việc cạnh tranh không lành mạnh. Tôi thì vẫn cần mẫn làm nghề, tôi làm với toàn bộ cái Tâm của mình chứ không đôi co gì hết. Khách hàng quả thật chính là vị quan tòa công minh nhất, thương hiệu nào luôn cho ra đời những dịch vụ làm đẹp chất lượng uy tín thì họ lựa chọn thôi.

Chị cam tâm bỏ đi lặng lẽ khi người thân kia chơi trò "bôi xấu trên mạng xã hội" như vậy sao?

Khi ấy tôi cũng đâu biết phải làm gì vì trong suốt quãng thời gian làm việc hợp tác, tôi chỉ tập trung điều hành và phụ trách về chuyên môn. Trong khi người kia lại phụ trách trực tiếp với khách hàng và các vấn đề ngoại giao. Tôi xem như đó cũng là ý trời và còn là bài học sâu sắc cho chính mình.

Nhưng việc ra đi, thật ra tôi không lo lắng lắm, vì tôi biết rõ mục đích và định hướng kinh doanh của mình là gì. Tôi tin vào lựa chọn của chính mình bởi vì tôi có đam mê với nghề thật sự. Tôi cũng biết khách hàng dành cho tôi sự tin tưởng như thế nào. Và Beauty Center của ngày hôm nay phủ sóng khắp Hà Nội và Sài Gòn chính là câu trả lời cho quyết định ra đi của mình khi đó.

Doanh nhân Thu Hoàng: Sóng gió thương trường đi qua, càng làm tôi thấy yêu nghề và sống chết vì nghề hơn!

Sóng gió thương trường đi qua, càng làm tôi thấy yêu nghề và sống chết vì nghề hơn!

Vài năm gần đây ngành làm đẹp đã bùng nổ rất nhiều thương hiệu và tên tuổi mới, điều đó đã ảnh hưởng thế nào tới công việc của chị?

Tôi thường hay nói một câu “người nhà mà còn hại nhau thì thương trường chẳng là gì”. Đây chỉ là một câu khiến tôi bình tâm để mọi chuyện cho dù có xảy ra như thế nào cũng có thể giải quyết một cách sáng suốt nhất.

Nhưng “tàn tích” sau bùng nổ thị trường cũng để lại một vài “vết sẹo” trong tôi. Nhất là những “trận chiến” với mục đích nhắm thẳng vào uy tín của người khác một cách bất chấp, chính là những “vết sẹo” đau nhất và “hiểm” nhất dành cho người theo nghề làm đẹp như chúng tôi.

Tuy nhiên đó cũng là điều không thể tránh khỏi, còn thật hay giả theo tôi đâu cần phải lên tiếng nữa, vì chính thành quả tuyệt vời của khách hàng sẽ là minh chứng tốt nhất cho dù người khác có muốn nói gì về mình đi chăng nữa. Với tôi đó mới chính là cách tốt nhất để tồn tại, không bị chính nghề đào thải, vì chẳng còn gì trên đời đáng sợ hơn việc bị chính khách hàng tự đào thải mình.

Doanh nhân Thu Hoàng: việc kinh doanh thẩm mỹ hoàn toàn chẳng phải "miếng bánh ngon" như người ngoài lầm tưởng

Nếu tôi là khách hàng thì tôi sẽ chẳng quan tâm mọi người "đấu đá" nhau ra sao đâu, mà quan trọng là chất lượng và chúng tôi có bị liên lụy gì không?

Đấy chính là mục đích của việc tôi rất lên án những "trận chiến" vô tâm mà cuối cùng chính khách hàng lại là người bị thiệt hại nhất.

Tôi có thể ví dụ một vài trường hợp như việc một số nơi giảm giá kịch liệt, thấp hơn cả giá mặt bằng chung để thu hút khách. Điều đó kéo theo chất lượng dụng cụ, chất lượng thuốc men, rồi kinh nghiệm, tay nghề của bác sĩ – người trực tiếp thay đổi gương mặt và cơ thể của bạn rõ ràng không được đảm bảo. Vậy thì ở đây, chính khách hàng là người bị thiệt hại nặng nề nhất.

Tôi nghĩ không chỉ tôi mà những người làm nghề chân chính đều mong muốn sẽ có một cơ quan hoặc đơn vị nào đứng ra quản lý và thẩm định giá. Để tránh tình trạng bát nháo, giảm giá vô tội vạ rồi giảm luôn chất lượng sản phẩm.

Chị còn trẻ nhưng đã có những suy nghĩ khá đanh thép về môi trường kinh doanh trong nghề làm đẹp. Với những áp lực triền miên như vậy, liệu có khi nào chị nghĩ tới chuyện chuyển nghề khác nhàn hạ hơn?

Tôi hay nói những cô gái theo nghề này thường phải là người có “tinh thần thép” và cả sự nhanh nhẹn, thông minh thì mới có thể chạm tới thành công. Nhưng nghề cũng là nghiệp, đã theo được nghề rồi thì cực mấy cũng thấy thật xứng đáng, nhất là khi bạn vượt qua được một cột mốc nào đó có ý nghĩa đối với bạn.

Cuộc đời tôi còn những cột mốc quan trọng trong tương lai nữa, tôi cần phải hoàn thành. Tôi chưa cho phép mình nghỉ ngơi. Hoặc là có nhưng ngày ấy còn xa lắm (Cười).

Xin cảm ơn chị Thu Hoàng về những chia sẻ rất thú vị!

,

Ngân An

Nguồn TH&PL: http://thuonghieuvaphapluat.vn/doanh-nhan-thu-hoang-dam-me-nganh-lam-dep-boi-tung-la-vit-con-xau-xi-hoa-thien-nga-nho-tham-my-khong-dao-keo-103221