Doanh nghiệp vẫn gặp khó với các quy định

Đã 5 năm kể từ khi Nghị quyết (NQ) 19 được ban hành và hơn hai năm khi có NQ 35, môi trường kinh doanh (MTKD) được đánh giá là có sự cải thiện đáng kể dù chưa đồng đều. Ở đây, phải kể tới tình trạng'trên nóng dưới lạnh' hoặc việc thực hiện cơ chế một cửa nhưng còn nhiều ngách, nhiều khóa… Nhiều bộ, ngành, địa phương báo cáo lạc quan về thành tích trong khi doanh nghiệp (DN) thì phản ánh chưa được hưởng lợi.

Cắt giảm đăng ký kinh doanh, đơn giản thủ tục hành chính vẫn cần nhiều nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương. Ảnh: HẢI ANH

Liên tục trong 5 năm trở lại đây, Chính phủ đã ban hành các NQ 19 (từ năm 2014 đến năm 2018) và NQ 35 năm 2016 (cho cả nhiệm kỳ 2016 - 2020); trong đó giao nhiều nhiệm vụ cho các cơ quan Nhà nước và chính quyền địa phương cải thiện MTKD và hỗ trợ các DN. NQ 19 về cải thiện MTKD hằng năm của Chính phủ đặt mục tiêu nhất quán là Việt Nam phải lọt vào nhóm bốn quốc gia có MTKD tốt nhất Đông - Nam Á. NQ 35 đặt ra mục tiêu cụ thể là đến năm 2020, Việt Nam có được ít nhất 1 triệu DN hoạt động, khu vực tư nhân phải đóng góp được khoảng 48 - 49% GDP, khoảng 49% tổng đầu tư toàn xã hội…

Báo cáo đánh giá về việc thực hiện NQ 19 và NQ 35, Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Đậu Anh Tuấn cho biết, các DN đánh giá MTKD và đầu tư trong vài năm trở lại đây có sự cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, mức độ cải thiện là chưa đồng đều giữa các lĩnh vực, các địa phương. Chính phủ đặt mục tiêu cao, nhưng DN cảm thấy cải cách vừa phải. Các bộ đều thực hiện cắt giảm điều kiện kinh doanh (ĐKKD) nhưng mức độ thực chất của việc cắt giảm chưa đồng đều, thậm chí chưa đồng đều giữa các lĩnh vực khác nhau của cùng một bộ.

Theo kết quả điều tra Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2017, vẫn có đến 58% số DN phản hồi phải xin giấy phép kinh doanh có điều kiện, trong đó 42% số DN cho biết gặp khó khăn khi xin những giấy phép loại này. Có đến hàng nghìn thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với các loại hàng hóa nhưng tính đến tháng 9-2018 mới chỉ có 68 thủ tục có thể thực hiện được trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Đặc biệt, trong 68 thủ tục này chỉ có duy nhất một thủ tục (khai báo hóa chất) là thực hiện điện tử hoàn toàn, các thủ tục khác dù DN có nộp hồ sơ điện tử vẫn phải nộp theo… một bản giấy.

Đang có một nghịch lý về ứng dụng công nghệ thông tin trong thủ tục đăng ký DN. Theo đó, có đến 60% số DN trả lời điều tra PCI cho biết họ đánh giá tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan ĐKKD, nhưng mới chỉ có 13% số DN thực hiện thủ tục ĐKKD trực tuyến. Cá biệt, một số địa phương không có DN nào từng làm thủ tục ĐKKD qua mạng. Về thanh tra, kiểm tra, 39,8% số DN bị thanh tra, kiểm tra từ hai lần trở lên và 13% vẫn có trùng lặp, điều này cho thấy vấn đề cải cách công tác thanh tra cần được đẩy mạnh hơn nữa. Có đến 43% số DN bị thanh tra, kiểm tra về thuế, 30% về an toàn phòng, chống cháy nổ và 20% về quản lý thị trường.

Viện trưởng Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư (CIEM) Nguyễn Đình Cung đánh giá, cắt giảm ĐKKD, đơn giản thủ tục hành chính được làm theo cách nay bỏ vì chịu áp lực, ngày mai hết áp lực, hết NQ sẽ phục hồi lại. Phục hồi “tinh vi” hơn nên khiến DN rất khó khăn.

Dẫn chứng từ việc sửa đổi Nghị định (NĐ) 15 thay thế NĐ 38 về an toàn thực phẩm được đánh giá cao, nhưng cũng phải mất 5 năm mới thay đổi, một số chuyên gia kinh tế đánh giá, chi phí xã hội bỏ ra là quá lớn. Mỗi năm, DN tốn 10 triệu ngày công và 3.700 tỷ đồng để thực hiện các thủ tục trên. Đáng lẽ sức lực của DN để lo cạnh tranh, nâng cao sức mạnh, chứ không phải để lo “chiến đấu” với các quy định. Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ thông tin cần có sự kết nối, liên thông với nhau. Nhiều DN bày tỏ, một cửa nhưng nhiều khóa, nhiều ngách, không qua ngách đó đừng hòng đến được cửa cuối cùng. Bộ máy nhà nước còn phân mảng sẽ còn được thương mại hóa, tức là còn tình trạng tìm cách hành DN nhằm kiếm lợi. Vì vậy, đề nghị Chính phủ có giải pháp quyết liệt hơn, không chỉ trông chờ từng bộ, từng ngành tự giác làm, để rồi có tình trạng phải “cầm tay chỉ việc” cho bộ, ngành, địa phương phải cắt cái nào, trong khi xã hội thay đổi từng ngày…

Theo Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” hay “trên nóng, dưới nóng còn ở giữa lạnh” vẫn xảy ra. Hiện nay, có tình trạng nhiều bộ, ngành, địa phương báo cáo lạc quan về thành tích trong khi DN phản ánh họ không hưởng lợi. Thước đo quan trọng nhất của cải cách là sự hài lòng của người dân và DN, hiệu ứng thực tiễn là quan trọng nhất để đánh giá cải cách có thành công hay không. Trong khi nhiều bộ, ngành tiên phong, quyết liệt trong cắt giảm, đơn giản hóa ĐKKD và thủ tục kiểm tra chuyên ngành, thì một số bộ lại ít chuyển biến, thực hiện đối phó. Thực tế trong thời gian qua cho thấy, bộ, ngành nào người đứng đầu thực hiện quyết liệt, tích cực, việc cắt giảm ĐKKD sẽ diễn ra mạnh mẽ.

Ông Đậu Anh Tuấn cho rằng, không gian cải cách vẫn còn rất nhiều và cần nhiều nỗ lực hơn nữa từ các bộ, ngành và địa phương. Không ít biện pháp cải cách được các bộ, ngành, chính quyền địa phương đưa ra nhưng dường như vẫn còn một hành trình dài để có tác động trực tiếp tới DN. Khoảng cách từ chính sách hỗ trợ đến đối tượng thụ hưởng vẫn còn khá xa.

Liên tục trong 5 năm trở lại đây, Chính phủ đã ban hành các NQ 19 (từ năm 2014 đến năm 2018) và NQ 35 năm 2016 (cho cả nhiệm kỳ 2016 - 2020); trong đó giao nhiều nhiệm vụ cho các cơ quan Nhà nước và chính quyền địa phương cải thiện MTKD và hỗ trợ các DN. NQ 19 về cải thiện MTKD hằng năm của Chính phủ đặt mục tiêu nhất quán là Việt Nam phải lọt vào nhóm bốn quốc gia có MTKD tốt nhất Đông - Nam Á. NQ 35 đặt ra mục tiêu cụ thể là đến năm 2020, Việt Nam có được ít nhất 1 triệu DN hoạt động, khu vực tư nhân phải đóng góp được khoảng 48 - 49% GDP, khoảng 49% tổng đầu tư toàn xã hội…

Báo cáo đánh giá về việc thực hiện NQ 19 và NQ 35, Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Đậu Anh Tuấn cho biết, các DN đánh giá MTKD và đầu tư trong vài năm trở lại đây có sự cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, mức độ cải thiện là chưa đồng đều giữa các lĩnh vực, các địa phương. Chính phủ đặt mục tiêu cao, nhưng DN cảm thấy cải cách vừa phải. Các bộ đều thực hiện cắt giảm điều kiện kinh doanh (ĐKKD) nhưng mức độ thực chất của việc cắt giảm chưa đồng đều, thậm chí chưa đồng đều giữa các lĩnh vực khác nhau của cùng một bộ.

Theo kết quả điều tra Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2017, vẫn có đến 58% số DN phản hồi phải xin giấy phép kinh doanh có điều kiện, trong đó 42% số DN cho biết gặp khó khăn khi xin những giấy phép loại này. Có đến hàng nghìn thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với các loại hàng hóa nhưng tính đến tháng 9-2018 mới chỉ có 68 thủ tục có thể thực hiện được trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Đặc biệt, trong 68 thủ tục này chỉ có duy nhất một thủ tục (khai báo hóa chất) là thực hiện điện tử hoàn toàn, các thủ tục khác dù DN có nộp hồ sơ điện tử vẫn phải nộp theo… một bản giấy.

Đang có một nghịch lý về ứng dụng công nghệ thông tin trong thủ tục đăng ký DN. Theo đó, có đến 60% số DN trả lời điều tra PCI cho biết họ đánh giá tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan ĐKKD, nhưng mới chỉ có 13% số DN thực hiện thủ tục ĐKKD trực tuyến. Cá biệt, một số địa phương không có DN nào từng làm thủ tục ĐKKD qua mạng. Về thanh tra, kiểm tra, 39,8% số DN bị thanh tra, kiểm tra từ hai lần trở lên và 13% vẫn có trùng lặp, điều này cho thấy vấn đề cải cách công tác thanh tra cần được đẩy mạnh hơn nữa. Có đến 43% số DN bị thanh tra, kiểm tra về thuế, 30% về an toàn phòng, chống cháy nổ và 20% về quản lý thị trường.

Viện trưởng Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư (CIEM) Nguyễn Đình Cung đánh giá, cắt giảm ĐKKD, đơn giản thủ tục hành chính được làm theo cách nay bỏ vì chịu áp lực, ngày mai hết áp lực, hết NQ sẽ phục hồi lại. Phục hồi “tinh vi” hơn nên khiến DN rất khó khăn.

Dẫn chứng từ việc sửa đổi Nghị định (NĐ) 15 thay thế NĐ 38 về an toàn thực phẩm được đánh giá cao, nhưng cũng phải mất 5 năm mới thay đổi, một số chuyên gia kinh tế đánh giá, chi phí xã hội bỏ ra là quá lớn. Mỗi năm, DN tốn 10 triệu ngày công và 3.700 tỷ đồng để thực hiện các thủ tục trên. Đáng lẽ sức lực của DN để lo cạnh tranh, nâng cao sức mạnh, chứ không phải để lo “chiến đấu” với các quy định. Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ thông tin cần có sự kết nối, liên thông với nhau. Nhiều DN bày tỏ, một cửa nhưng nhiều khóa, nhiều ngách, không qua ngách đó đừng hòng đến được cửa cuối cùng. Bộ máy nhà nước còn phân mảng sẽ còn được thương mại hóa, tức là còn tình trạng tìm cách hành DN nhằm kiếm lợi. Vì vậy, đề nghị Chính phủ có giải pháp quyết liệt hơn, không chỉ trông chờ từng bộ, từng ngành tự giác làm, để rồi có tình trạng phải “cầm tay chỉ việc” cho bộ, ngành, địa phương phải cắt cái nào, trong khi xã hội thay đổi từng ngày…

Theo Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” hay “trên nóng, dưới nóng còn ở giữa lạnh” vẫn xảy ra. Hiện nay, có tình trạng nhiều bộ, ngành, địa phương báo cáo lạc quan về thành tích trong khi DN phản ánh họ không hưởng lợi. Thước đo quan trọng nhất của cải cách là sự hài lòng của người dân và DN, hiệu ứng thực tiễn là quan trọng nhất để đánh giá cải cách có thành công hay không. Trong khi nhiều bộ, ngành tiên phong, quyết liệt trong cắt giảm, đơn giản hóa ĐKKD và thủ tục kiểm tra chuyên ngành, thì một số bộ lại ít chuyển biến, thực hiện đối phó. Thực tế trong thời gian qua cho thấy, bộ, ngành nào người đứng đầu thực hiện quyết liệt, tích cực, việc cắt giảm ĐKKD sẽ diễn ra mạnh mẽ.

Ông Đậu Anh Tuấn cho rằng, không gian cải cách vẫn còn rất nhiều và cần nhiều nỗ lực hơn nữa từ các bộ, ngành và địa phương. Không ít biện pháp cải cách được các bộ, ngành, chính quyền địa phương đưa ra nhưng dường như vẫn còn một hành trình dài để có tác động trực tiếp tới DN. Khoảng cách từ chính sách hỗ trợ đến đối tượng thụ hưởng vẫn còn khá xa.

Nguồn Nhân Dân: http://nhandan.com.vn/baothoinay/baothoinay-kinhte/item/38394102-doanh-nghiep-van-gap-kho-voi-cac-quy-dinh.html