Doanh nghiệp sợi tìm lối thoát

Sau một năm cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ diễn ra, ngành sợi phải hứng chịu liên tiếp những đòn nặng nề giáng xuống từ các gói áp thuế mới. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp sợi trong nước đã tìm cách để giảm khó.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 10 tháng 2019, xuất khẩu xơ sợi của nước ta chỉ tăng 1,5% so với cùng kỳ 2018, đạt 3,384 tỷ USD.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 10 tháng 2019, xuất khẩu xơ sợi của nước ta chỉ tăng 1,5% so với cùng kỳ 2018, đạt 3,384 tỷ USD.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 10 tháng 2019, xuất khẩu xơ sợi của nước ta chỉ tăng 1,5% so với cùng kỳ 2018, đạt 3,384 tỷ USD.

Mặc dù thị trường tiêu thụ sợi gặp rất nhiều khó khăn nhưng sản lượng xuất khẩu không ngừng gia tăng, nên tác động bất lợi của thương chiến Mỹ-Trung, kéo giá sợi tại thị trường Trung Quốc giảm mạnh, ngành sợi trong nước vẫn duy trì mức có tăng trưởng nhẹ, nhưng sản lượng đã phải tăng lên 12,4% so với cùng kỳ.

Ông Cao Hữu Hiếu, Giám đốc Điều hành Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) cho biết, ngành sợi chưa hết khó, nhưng trong hoàn cảnh đó, các doanh nghiệp trong Tập đoàn đã có cách ứng phó để giảm thiểu thấp nhất ảnh hưởng tới xuất khẩu theo cách tham gia chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp đầu tư mới, với 50% sản lượng sẽ được cung cấp trực tiếp cho các nhà sản xuất dệt.

Thông tin thêm về hướng đi này của các doanh nghiệp, ông Hiếu cho hay. đối với nhóm sợi CD&CM, Nhà máy Sợi Phú Cường đã vào chuỗi thành công, với các mặt hàng Ne 28~ Ne 30 CD/CM, chốt được sản lượng hơn 200 tấn/tháng (chiếm gần 40-50% sản lượng toàn nhà máy) cho khách hàng nước ngoài.

Đây là một khách hàng khá lớn (nhu cầu khoảng 1.000 tấn/tháng) có trụ sở tại Mỹ, sản xuất dệt và nhuộm tại Thái Lan và Malaysia, may tại Việt Nam.

Đối với nhóm sợi CVC và TC của Công ty CP Sợi Phú Bài và Nhà máy Sợi Nam Định 1 đã tiến hành chào mẫu, với quyết tâm tham gia vào chuỗi cung ứng của khách hàng này, đồng thời với việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu tại chỗ, cung cấp cho các doanh nghiệp FDI, phát triển thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia…

Tăng sản lượng xuất khẩu để cố duy trì giá trị nhưng xét về hiệu quả kinh doanh thì các doanh nghiệp sợi vẫn chưa hết lo.

Thông thường, trong sản xuất, kinh doanh sợi, chênh lệch giữa giá nguyên liệu và giá sản phẩm ở mức 1.0USD/kg thì nhà sản xuất mới có khả năng duy trì hoạt động của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, từ thời điểm tháng 10/2018 cho tới nay, khi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung thực sự nổ ra, giá Bông giảm mạnh, Đồng CNY mất giá, tâm lý bất ổn của người bán và người mua… đã làm cho giá gợi giảm rất mạnh. Lúc này, chênh lệch giữa giá nguyên liệu Bông đưa vào sản xuất và giá bán Sợi chỉ còn khoảng 0.5USD/kgs. Như vậy, các doanh nghiệp phải căng mình bù lỗ để duy trì sản xuất và giữ chân khách hàng.

Do đó, nguyên nhân chính gây lỗ hoặc hiệu quả sản xuất chưa ổn là do giá bông đưa vào sản xuất trong toàn ngành rất cao. Giá xuất khẩu sợi giảm sâu, nhất là khi xuất sang Trung Quốc, thị trường chiếm tới 67% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành sợi, nhưng không còn cách nào khác, doanh nghiệp vẫn phải xuất, nên ảnh hưởng thấy rõ đến lợi nhuận.

Theo tính toán sơ bộ của Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam (VCOSA), kể từ khi thương chiến Mỹ - Trung xảy ra, ngành sợi Việt Nam mất hàng trăm triệu USD do bị giảm giá.

Dự kiến trong thời gian 1 năm tới, sau khi xả hết hàng dự trữ, đặc biệt là tại Trung Quốc, chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ có sắp xếp lại, đảm bảo đúng quy trình vốn có.

Bên cạnh đó, theo quy luật thị trường, khi sản xuất chạm đáy, thì chu kỳ tiếp theo sẽ là một cuộc phát triển bùng nổ mới. Khi bóng đen của cuộc chiến thương mại qua đi, thì thị trường có thể sẽ chứng kiến nhu cầu bùng phát trong vòng 3-4 tháng, để bù sản xuất và bù tồn kho.

Thế Hải

Nguồn Đầu Tư: https://baodautu.vn/doanh-nghiep-soi-tim-loi-thoat-d111256.html