Doanh nghiệp ASEAN: Niềm tin từ nội lực trước những thử thách khốc liệt

Kinh tế ASEAN, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, hiện đang phải đối mặt với tình trạng không chắc chắn từ những gián đoạn do đại dịch Covid-19 gây ra.

Kinh tế ASEAN hiện đang phải đối mặt với tình trạng không chắc chắn từ những gián đoạn do đại dịch Covid-19 gây ra.

Kinh tế ASEAN hiện đang phải đối mặt với tình trạng không chắc chắn từ những gián đoạn do đại dịch Covid-19 gây ra.

Đến lúc đó, tiêu dùng nội khối - vốn đang chiếm khoảng 60% GDP của ASEAN - dự kiến sẽ tăng gấp đôi lên mức 4.000 tỷ USD, trong khi dân số sẽ tăng từ mức 648 triệu người hiện nay lên 723 triệu người.

Dù mới đây, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng của khu vực xuống còn 1% trong năm nay do dịch Covid-19, thì dự kiến tăng trưởng của ASEAN vẫn nhanh chóng phục hồi về 5% vào năm tới

Thử thách khốc liệt

Từ khi thành lập, ASEAN không chỉ tăng gấp đôi thành viên mà còn thành công trong việc xử lý khủng hoảng tài chính năm 1997 và khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008-2009, trở thành nền kinh tế lớn thứ sáu trên thế giới. Cùng với hành trình tăng trưởng đầy ấn tượng, các nước ASEAN còn cân bằng được tăng trưởng kinh tế với phát triển con người, giúp đưa hàng triệu người dân trong khu vực thoát nghèo đói.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng bền vững của ASEAN vẫn là một thách thức lớn, như suy giảm kinh tế ngắn hạn, năng suất lao động còn yếu, dân số già hóa, sự phụ thuộc quá mức vào ngoại thương, cũng như khoảng cách khá lớn về cơ sở hạ tầng và thể chế quốc gia…

Trong đó, 2020 trở thành một năm điển hình đầy khó khăn, đại dịch Covid-19 phá vỡ nền kinh tế toàn cầu, làm tê liệt sản xuất và đẩy việc kinh doanh đến bờ vực. Trước những tác động tiêu cực từ dịch bệnh, cùng những xung đột kinh tế từ nhiều quốc gia trên toàn cầu, nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt động, rời bỏ thị trường hoặc buộc phải tuyên bố phá sản. Chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu, kinh doanh và dịch vụ. Nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh tế bị kiệt quệ và nhiều người dân lao động bị mất việc làm.

Đánh giá riêng về hiện trạng của các doanh nghiệp Việt Nam trong gần một năm bị tác động nặng nề bởi dịch Covid-19, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho đây là “một thử thách khốc liệt chưa từng có trong tiền lệ với những tác động hết sức nặng nề đối với cộng đồng doanh nghiệp”.

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã khiến chúng ta phải dừng lại và suy nghĩ về các mô hình kinh doanh, quan hệ xã hội, cũng như xem xét lại về các mô hình kinh doanh, các quan hệ xã hội, định hướng tương lai việc làm, để vượt ra khỏi giai đoạn tăng trưởng thụ động và khai thác tiềm năng thật sự của các nước thành viên.

Niềm tin từ nội lực

Trong Báo cáo “Tương lai tiêu dùng tại các thị trường có số lượng người tiêu dùng tăng trưởng nhanh - ASEAN”, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) dự báo, trong 10 năm tới, ASEAN sẽ có thêm 140 triệu người tiêu dùng, chiếm 16% tổng số người tiêu dùng mới của thế giới.

Báo cáo của WEF đã nhấn mạnh các triển vọng tiêu dùng hiện tại và tương lai của khu vực. Theo đó, trong bối cảnh số hóa lan nhanh tới các cộng đồng nông thôn, quá trình này sẽ loại bỏ rào cản phát triển đối với các doanh nghiệp nhỏ và cho phép cung cấp các dịch vụ cơ bản như chăm sóc y tế và dịch vụ tài chính. Việc áp dụng kỹ thuật số cũng sẽ tiếp tục phát triển nhanh chóng tại ASEAN với động lực từ những người tiêu dùng kỹ thuật số bản địa. Vào năm 2030, dự kiến sẽ có gần 575 triệu người dùng Internet trong khu vực.

WEF xếp 10 quốc gia ASEAN thành ba nhóm khác nhau, dựa vào trình độ và tốc độ phát triển. Nhóm đầu tiên gồm Singapore, Malaysia và Thái Lan. Ba nền kinh tế mới nổi thuộc nhóm giữa là Indonesia, Philippines và Việt Nam, chiếm tới 70% dân số và đóng góp hơn 50% GDP của cả khu vực. Nhóm cuối gồm bốn nền kinh tế là Campuchia, Myanmar, Lào và Brunei.

Tăng trưởng tiêu dùng tương lai của ba nước thuộc nhóm giữa được thúc đẩy bởi bốn “động lực lớn” gồm điều kiện nhân khẩu học thuận lợi, sự gia tăng thu nhập, những thay đổi địa chính trị và các xu hướng kỹ thuật số. Dân số trẻ, hiểu biết về công nghệ, cùng làn sóng di cư lực lượng lao động đến các thành phố lớn nhỏ sẽ giúp thúc đẩy tiêu dùng tại ba quốc gia này. Thậm chí WEF cho rằng, ba nước này sẽ chính là động lực tăng trưởng của cả khu vực trong thập kỷ tới, đóng góp tới 98% tăng trưởng lực lượng lao động và 70-80% số người tiêu dùng mới.

Theo dự tính, dân số trong độ tuổi lao động của ASEAN sẽ tăng thêm 40 triệu người vào năm 2030, trong đó Indonesia đóng góp hơn một nửa. Trong khi đó, lao động của Trung Quốc dự kiến sẽ giảm 30 triệu người. Sự bùng nổ tầng lớp lao động trung lưu cũng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ năng suất và chi tiêu trong khu vực. Ngoài ra, chi phí lao động ở các nước ASEAN mới nổi cũng thấp hơn so với nhiều khu vực khác tại châu Á. Chi phí lao động tại Việt Nam được cho là chỉ bằng 50% tại Trung Quốc. Sự kết hợp giữa lực lượng lao động ngày càng đông, chi phí lao động thấp và tiềm năng tăng năng suất là yếu tố hấp dẫn đối với đầu tư và tăng trưởng.

Một yếu tố khác giúp thúc đẩy tiêu thụ nội khối là sự gia tăng đáng kể số lượng các hộ gia đình thu nhập cao và trung bình cao tại các nước ASEAN mới nổi – được dự báo sẽ tăng gần gấp đôi từ mức 30 triệu hộ vào năm 2019 lên 57 triệu hộ vào năm 2030.

Những thay đổi địa chính trị toàn cầu hiện nay và các quy định mới phù hợp sẽ mở ra cánh cửa cho đầu tư trực tiếp nước ngoài và các cơ hội khác. ASEAN khi đó sẽ trở thành điểm đến được ưa chuộng của các dự án FDI đa quốc gia nhằm tái cân bằng chuỗi cung ứng, với mục tiêu đa dạng hóa rủi ro địa chính trị và tận dụng tối đa nguồn lao động giá rẻ.

Động lực cuối, theo WEF, nền kinh tế kỹ thuật số của ASEAN sẽ thực sự bùng nổ và bao trùm, khi người tiêu dùng chấp nhận kỹ thuật số, các nhà đầu tư đẩy mạnh kinh doanh kỹ thuật số sáng tạo và chính phủ hỗ trợ cho các chương trình chuyển đổi kỹ thuật số quan trọng. “Với lợi thế là một khối thị trường rộng lớn, ASEAN đang đứng trước một bước nhảy vọt về kinh tế-xã hội”, báo cáo của WEF kết luận.

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/doanh-nghiep-asean-niem-tin-tu-noi-luc-truoc-nhung-thu-thach-khoc-liet-128919.html