Doanh nghiệp 24h: Vinaconex 2 đang 'mắc kẹt' ra sao?

Quá trình điều chỉnh quyết định giao đất, điều chỉnh quy hoạch dự án khu đô thị khiến công tác định giá tiền sử dụng đất bị kéo dài khiến doanh nghiệp bất động sản rơi vào thế 'bị vi phạm' các quy định về pháp luật đất đai. Câu chuyện tại Công ty cổ phần Xây dựng số 2 (Vinaconex 2, mã chứng khoán VC2) là một ví dụ.

Ảnh minh họa.

Vinaconex 2 mắc kẹt “hai vai”

Trong kết luận vừa được Thanh tra Chính phủ công bố, cơ quan này giao Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội kiểm tra, xem xét, xử lý và thu hồi về ngân sách thành phố số tiền hơn 483 tỷ đồng do chủ đầu tư Dự án lô CT2 thuộc Dự án Khu đô thị Kim Văn - Kim Lũ chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính khi xây dựng dự án. Trong đó, VC2 phải nộp 340 tỷ đồng và Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 Điện Biên phải nộp 142 tỷ đồng.

Trao đổi với báo chí, lãnh đạo VC2 cho biết, Công ty cố gắng đẩy nhanh tiến độ định giá tiền sử dụng đất dự án, luôn liên hệ, bám sát với các sở, ban, ngành để được hướng dẫn thực hiện. Tuy nhiên, do quá trình điều chỉnh quyết định giao đất, điều chỉnh quy hoạch dự án nên công tác định giá tiền sử dụng đất của dự án bị kéo dài.

Cụ thể, sau khi được UBND thành phố Hà Nội cho phép làm chủ đầu tư theo Quyết định ngày 14/10/2009 và giao đất để thực hiện dự án theo Quyết định ngày 12/3/2010, VC2 đã tiến hành giải phóng mặt bằng từ tháng 12/2010 và xây dựng hạ tầng kỹ thuật dự án từ tháng 8/2011. Đến tháng 5/2012, hệ thống hạ tầng kỹ thuật dự án trên diện tích được giải phóng mặt bằng đã hoàn thành về cơ bản. Công ty lập hồ sơ trình Sở Tài chính và liên ngành thông qua suất đầu tư tạm tính của dự án và được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định ngày 9/9/2013. (Xem tiếp)

Định giá thương hiệu doanh nghiệp không chuẩn, dễ bị thâu tóm

Chia sẻ tại Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam 2017, do Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương tổ chức ngày 4/12, Giám đốc vùng châu Á Thái Bình Dương của Công ty Brand Finance, ông Samir Dixit cho rằng, từ trước tới nay, các DN Việt Nam thường chú trọng marketing để thúc đẩy bán hàng chứ chưa thật sự đầu tư cho phát triển thương hiệu. Đầu tư cho bán hàng, doanh số có thể tăng nhưng không đồng nghĩa với việc tạo ra tính bền vững cũng giúp tăng giá trị của thương hiệu. Ông Samir Dixit cho rằng, dù Việt Nam trong những năm gần đây đã có nhiều vụ mua bán, chuyển nhượng, sáp nhập với những thương vụ lớn nhưng giá trị thực của các thương vụ này vẫn chưa được đánh giá đúng.

“So với các nước trong khu vực và thế giới, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam vẫn ở mức thấp. Trong top 500 doanh nghiệp có thương hiệu lớn nhất trên thế giới, chúng tôi không tìm thấy tên tuổi của một doanh nghiệp nào của Việt Nam”, ông Dixit đánh giá và cho rằng, việc ngày càng có nhiều các cuộc mua bán, sáp nhập đối với các thương hiệu lớn ở Việt Nam, đặc biệt khi các DN Việt Nam đang được thoái vốn, cổ phần hóa, hoàn toàn có khả năng mất vốn khi định giá doanh nghiệp. Dẫn một số trường hợp cụ thể sau mua bán sáp nhập, chủ mới đã xóa tên thương hiệu cũ. Tổng Giám đốc Công ty AVM Vietnam, ông Đặng Xuân Minh cho rằng, Nhà nước cần ban hành cơ sở pháp lý rõ ràng hơn và hướng dẫn chi tiết về định giá thương hiệu. (Xem tiếp)

Kiến nghị 2 phút “đòi” được 200 tỷ hoàn thuế

Quỹ thời gian chương trình sắp hết, ông Trương Gia Bình – Phó chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính đồng ý bấm giờ đúng 2 phút để ông Thanh nêu kiến nghị với Bộ trưởng, chủ nhiệm văn phòng chính phủ Mai Tiến Dũng và đại diện Bộ tài chính.

Ông Thanh "than thở" rằng doanh nghiệp mình đang bị ảnh hưởng lớn bởi việc chậm hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu. Từ tháng 11/2016 đến tháng 10/2017, Hoa Sen đã lần lượt nộp hàng loạt hồ sơ hoàn thuế với mức hoàn tổng cộng là 577 tỷ đồng. Cục thuế Bình Dương đã kiểm tra đầy đủ và công ty cũng đã gửi hàng loạt công văn đi khắp nơi, từ Tổng cục thuế đến Chính phủ, nhưng vẫn không thấy hoàn thuế.

“Nếu chưa được hoàn thì chúng tôi phải chịu lãi vay rất nặng. Số này là số đã nộp hồ sơ xin hoàn thuế thôi. Còn tổng cộng số tiền thuế được khấu trừ mà chúng tôi sẽ nộp hồ sơ tiếp, tính đến cuối tháng 9 năm nay là 1.200 tỷ. Lãi ngân hàng bây giờ là 8% mỗi năm. Do đó, tiền lãi vay thôi là 100 tỷ một năm”, ông Thanh trình bày. (Xem tiếp)

Giá trị doanh nghiệp VTVcab: Kết quả khác biệt giữa định giá theo phương pháp tài sản với phương pháp dòng tiền

Mới đây Bộ Công thương đã công bố giá đấu khởi điểm cho lượt chào bán 53,59% vốn Nhà nước tại Tổng CTCP Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn – Sabeco (mã SAB) là 320.000 đồng/cổ phần, cao hơn 74% so với mức giá của Tổ chức định giá đưa ra. Một số nhà đầu tư cá nhân cho rằng mức giá 320.000 đồng/cổ phiếu SAB là quá cao, trong khi đó, một số nhà đầu tư là quỹ đầu tư lớn, hoạt động lâu năm tại Việt Nam cho rằng, đó là mức giá hợp lý.

UBND tỉnh Bình Dương vừa đấu thành công hơn 6% số cổ phần trong đợt chào bán vốn của mình tại Becamex IDC với giá trúng bình quân 31.008 đồng/cổ phiếu. Việc chỉ có hơn 6% khối lượng chào bán được đăng ký mua, một trong hai lý do quan trọng được đưa ra là do Becamex IDC được định giá quá cao.

Chọn giá đấu hay định giá doanh nghiệp đặt ra quan ngại trong vấn đề định giá doanh nghiệp chủ động và định giá doanh nghiệp bị động (giá của thị trường quyết định). Tuy nhiên, câu chuyện định giá tại Công ty TNHH MTV Truyền hình cáp Việt Nam (VTVcab) có thể phản ánh phần nào những tồn tại trong các phương pháp định giá doanh nghiệp. (Xem tiếp)

LINH LINH

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/kinh-doanh/doanh-nghiep-24h-vinaconex-2-dang-mac-ket-ra-sao-3423909.html