Doanh nghiệp 24h: Quốc Cường Gia Lai và rủi ro ẩn sau con số tài sản tăng vọt

Tại ngày 31/12/2017, tổng tài sản của QCG đạt mức 11.550 tỷ đồng, tăng 40,6% so với đầu năm nhờ tăng đột biến khoản trả trước cho người bán, tăng 929 tỷ đồng; khoản phải thu khác tăng gần 1.040 tỷ đồng và lợi thế thương mại 388,9 tỷ đồng. Đối ứng nguồn vốn của QCG tăng mạnh nhờ phải trả ngắn hạn khác tăng gần 5.010 tỷ đồng.

Ảnh minh họa.

Quốc Cường Gia Lai: Rủi ro ẩn chứa sau con số tổng tài sản tăng 40% lên 11.550 tỷ đồng?

CTCP Quốc Cường Gia Lai (mã QCG) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2017. Theo đó, doanh thu trong kỳ giảm 22,2% so với cùng kỳ năm trước do trong quý IV dự án mới còn đang trong quá trình góp vốn xây dựng chưa đến giai đoạn bàn giao nên doanh thu bán hàng giảm. Lợi nhuận sau thuế quý IVV đạt 29,5 tỷ đồng, giảm 21,8% so với quý IV/2016.

Lũy kế cả năm doanh thu thuần đạt 816,4 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 526,6 tỷ đồng, hoàn thành 73,1% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Tại ngày 31/12/2017, tổng tài sản của QCG đạt mức 11.550 tỷ đồng, tăng 40,6% so với đầu năm, tương ứng tăng 3.333 tỷ đồng. Tổng tài sản của QCG tăng mạnh chủ yếu nhờ tăng đột biến khoản trả trước cho người bán, tăng 929 tỷ đồng; khoản phải thu khác tăng gần 1.040 tỷ đồng và lợi thế thương mại 388,9 tỷ đồng. (Xem tiếp)

Trần Anh công bố mức lỗ “khủng” nhất từ trước đến nay

Theo báo cáo tài chính quý III của CTCP Thế giới số Trần Anh (mã TAG), doanh thu trong quý III chỉ đạt 644,72 tỷ đồng, giảm khoảng 35% so với cùng kỳ năm ngoái.

Do doanh thu không gánh được các chi phí, Trần Anh đang lỗ gần 44 tỷ đồng trong quý III. Đây cũng là khoản lỗ theo quý lớn nhất của Trần Anh kể từ năm 2009.

Lũy kế từ đầu niên độ, công ty này đã lỗ hơn 55,4 tỷ đồng.

Trước đó trong báo cáo tài chính quý II, công ty cũng cho biết doanh thu thuần giảm và ghi nhận lỗ 7,5 tỷ đồng. Khi đó, ban lãnh đạo công ty này giải trình việc doanh số của họ giảm đến từ các thông tin liên quan đến việc mua bán sáp nhập Trần Anh với Thế giới Di động đã ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng. (Xem tiếp)

Vì sao doanh nghiệp địa ốc đua thưởng Tết tiền tỷ?

Ông Nguyễn Vũ Cao, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư Vạn Khang Phát, Thanh Xuân, Hà Nội cho biết đơn vị này dự kiến thưởng một ôtô trị giá khoảng 3 tỷ đồng đối với lãnh đạo xuất sắc toàn hệ thống. Tuy nhiên, ông cũng cho biết, chiếc xe sẽ được đăng ký thuộc sở hữu công ty nhưng cá nhân này được sử dụng. Ông cũng cho biết đây là cách để giữ chân nhân sự.

Trong khi đó trưởng bộ phận, nhân viên kinh doanh có kết quả kinh doanh tốt nhất, nhì công ty sẽ được thưởng một chuyến du lịch trị giá từ 30 đến 80 triệu đồng. Những nhân viên khác trong công ty sẽ được thưởng tháng lương thứ 13. Ông cho biết, mức thưởng này tốt hơn năm ngoái.

Không tiết lộ cụ thể, nhưng ông Phạm Thanh Hưng, Phó chủ tịch Cen Group cho biết, doanh nghiệp sẽ chi hàng chục tỷ đồng để thưởng Tết cho nhân viên. Tuy nhiên, thay vì thưởng bằng tiền và hiện vật như năm ngoái thì đơn vị này dự kiến thưởng bằng cổ phiếu nhưng giá trị vẫn cao tương đương năm trước. Năm ngoái, Cen Group gây chú ý khi công bố thưởng Tết cho 11 nhân viên xuất sắc là 11 ôtô hạng sang. Mỗi chiếc trị giá hơn một tỷ đồng. (Xem tiếp)

Văn hóa Phương Nam: Bán sách chậm nhưng vẫn thưởng HĐQT khiến công ty lỗ nặng quý IV

CTCP Văn Hóa Phương Nam (mã PNC) vừa có báo cáo giải trình nguyên nhân biến động kết quả hoạt động kinh doanh quý IV/2017.

Theo đó, đối với báo cáo tài chính công ty mẹ, quý này doanh thu thuần từ hàng hóa giảm tới 18% so với quý IV/2016 và đạt 43,7 tỷ đồng. Trong đó, giá vốn hàng bán chỉ giảm 3% khiến lợi nhuận gộp giảm 59% và đạt 6,1 tỷ đồng so với 14,8 tỷ đồng cùng kỳ 2016.

Tuy nhiên, doanh thu tài chính quý IV/2017 của công ty mẹ lại tăng tới gần 8,5 lần và đạt 2,2 tỷ đồng. Chi phí bán hàng cũng tăng mạnh tới 7,6 lần và đạt 139 triệu đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng 1,5 lần lên 6,6 tỷ đồng so với cùng kỳ 2016. (Xem tiếp)

Bất chấp doanh thu tăng, lợi nhuận Petrolimex lại thụt lùi so với năm 2016

Báo cáo tài chính vừa công bố của Petrolimex cho thấy, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quý của PLX là 43.224 tỷ đồng, tăng hơn 23% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên do giá vốn hàng bán tăng tới hơn 10.000 tỷ đồng so với cùng kỳ, ở mức 40.160 tỷ đồng khiến lợi nhuận gộp của doanh nghiệp chỉ còn 3.063 tỷ đồng, giảm 32% so với con số đạt được cùng kỳ năm ngoái.

Chi phí bán hàng của PLX trong quý IV giảm tới 657 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2016. Lợi nhuận từ các công ty liên doanh, liên kết giảm cũng giảm 71 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, do vậy lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh PLX trong quý đạt 1.229 tỷ đồng, giảm 42%. (Xem tiếp)

Thế giới Di động: Nợ phải trả gần 17.000 tỷ, tăng 53% trong năm 2017

CTCP Đầu tư Thế giới Di động (mã MWG) đã công bố báo cáo tài chính 2017 với doanh thu, lợi nhuận đều tăng mạnh.

Theo đó, năm 2017, MWG đạt 66.339 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 48% so với 2016. Lợi nhuận gộp đạt 11.141 tỷ đồng, tăng 54%.

Năm 2017, các loại chi phí của công ty đều đồng loạt tăng. Chi phí tài chính tăng từ 120 tỷ lên 232 tỷ đồng, trong đó riêng chi phí lãi vay chiếm tới 227 tỷ đồng. (Xem tiếp)

Doanh nghiệp 24h: Tái đầu tư vào thủy điện, bầu Đức tham vọng gì?

Doanh nghiệp 24h: IPO “ông lớn” Cao Su - chưa bắt đầu đã biết khó thành

Doanh nghiệp 24h: Đón U23 bằng bikini, “thẻ đỏ” cho Vietjet

LINH LINH

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/doanh-nghiep/doanh-nghiep-24h-quoc-cuong-gia-lai-va-rui-ro-an-sau-con-so-tai-san-tang-vot-3434039.html