Doanh nghiệp 24h: Doanh nghiệp Nhật lỗ 1.000 tỷ đồng nhưng vẫn có kế hoạch mở rộng kinh doanh ở Việt Nam

Năm 2016 Công ty TNHH KAO Việt Nam, doanh nghiệp sản xuất sữa rửa mặt Bioré, băng vệ sinh Laurier... đã lỗ hơn 23 tỷ đồng. Theo đó lỗ lũy kế tính tới hết năm 2016 của doanh nghiệp này lên đến 1.009 tỷ đồng.

Ảnh minh họa.

Doanh nghiệp sản xuất Bioré, băng vệ sinh Laurier lỗ hơn 1.000 tỷ sau 20 năm hoạt động tại Việt Nam

Làm ăn thua lỗ nhưng KAO lại có kế hoạch mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Trước đó, thông tin trên Bloomberg, lãnh đạo KAO từng cho biết về kế hoạch nhân đôi hoặc nhân ba quy mô hoạt động tại Việt Nam bằng việc xây dựng thêm nhà máy mới. Kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh của KAO nhằm mục đích tăng doanh thu từ nước ngoài của Tập đoàn này lên 50% tổng doanh thu năm 2020.

Lãnh đạo KAO cũng cho biết những thông tin liên quan đến thị trường Việt Nam với đánh giá khá tích cực khi Việt Nam là nước đông dân và phần lớn là người trẻ do đó KAO có thể tăng trưởng doanh thu các sản phẩm như mỹ phẩm, bẳng vệ sinh phụ nữ, tã giấy trẻ em. (Xem tiếp)

Lãi ròng Vietnam Airlines đạt hơn 1.500 tỷ đồng sau 6 tháng

Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, mã HVN) vừa công bố BCTC hợp nhất quý II/2018 ghi nhận sự tăng trưởng của cả 2 chỉ tiêu kinh doanh chính.

Theo đó, doanh thu thuần đạt 23.146 tỷ đồng, tăng 19,8% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu vận tải hàng không đóng góp hơn 81,1%, kế đến là doanh thu bán hàng đóng góp 13,5%, hoạt động phụ trợ vận tải hàng không chiếm 4,3%,…

Giá vốn hàng bán kỳ này cũng bị đội lên 17,5% tới mức 20.085 tỷ đồng nhưng vẫn thấp hơn mức tăng của doanh thu khiến biên lãi gộp tăng từ 11,5% lên 13,2%. Lợi nhuận gộp kỳ này cao hơn 37,9% so với cùng kỳ, ghi nhận 3.061 tỷ đồng. (Xem tiếp)

Habeco báo lãi giảm gần 10% so với cùng kỳ

Tổng CTCP Bia rượu Nước giải khát Hà Nội (Habeco, mã BHN) mới công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2018 với doanh thu thuần 2.912 tỷ đồng, giảm nhẹ 1,3% so với cùng kỳ năm trước. Tuy vậy, giá vốn hàng bán trong kỳ lại tăng 1,6% khiến lãi gộp Habeco chỉ còn 699 tỷ đồng, giảm gần 10% so với quý II/2017.

Báo cáo cũng cho thấy doanh thu tài chính trong kỳ tăng nhẹ 10% lên 33,9 tỷ đồng, trong khi chi phí tài chính giảm hơn 5 tỷ xuống còn 12,6 tỷ đồng nhờ giảm chi phí lãi vay.

Các chi phí phát sinh khác trong kỳ đều giảm so với năm trước. Cụ thể, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 24% còn 113 tỷ đồng; Chi phí bán hàng giảm 3% còn 352,9 tỷ đồng. Mặc dù chi phí bán hàng Habeco giảm nhưng chi phí quảng cáo, khuyến mại, hỗ trợ lại tăng 18% so với quý II/2017 lên 166,8 tỷ đồng. (Xem tiếp)

Hết nhà bàn giao, lợi nhuận của Văn Phú Invest “rơi” hơn 286 lần

Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú Invest (mã VPI) vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2018. Theo báo cáo này, tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của Văn Phú Invest cho thấy bức tranh không mấy sáng sủa.

Cụ thể, trong quý II, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của VPI chỉ đạt hơn 36,6 tỷ đồng, giảm 14,5 lần; lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng chỉ đạt hơn 31 tỷ đồng, giảm 9,6 lần so với cùng kỳ năm trước (quý II/2017 là hơn 300,3 tỷ đồng.

Các chi phí như chi phí quản lý tăng gấp 2,3 lần, đạt 23,7 tỷ đồng và chi phí tài chính 8 tỷ đồng, chi phí khác tăng hơn 19 lần, lợi nhuận khác từ mức 130 triệu năm 2017, năm 2018 âm 462 triệu... (Xem tiếp)

HAGL Agrico nói gì khi lợi nhuận quý II giảm 18 lần so với cùng kỳ?

CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico, mã HNG) mới đây đã có giải trình gửi Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) về biến động kết quả kinh doanh trên báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2018.

Theo đó, thu nhập từ hoạt động tài chính giảm mạnh 726 tỷ đồng là tác nhân chính kéo lãi sau thuế giảm từ 828 tỷ đồng xuống quý II năm ngoái xuống còn vỏn vẹn 46 tỷ đồng trong năm nay.

Cụ thể trong kỳ, doanh thu từ hoạt động tài chính đã giảm 717 tỷ đồng xuống mức 4 tỷ đồng do HAGL Agrico không còn ghi nhận khoản lãi từ việc thanh lý Nhóm Công ty mía đường và Công ty CP Cao su Ban Mê như quý II năm 2017. (Xem tiếp)

Vận tải biển Sài Gòn: Không còn lãi từ chuyển nhượng vốn, 6 tháng lợi nhuận giảm 63%

CTCP Vận tải biển Sài Gòn (UPCoM - mã SGS) đã công bố báo cáo tài chính quý II/2018. Theo đó, tổng tài sản đạt 251 tỷ đồng, tăng gần 6% so với đầu năm. Tài sản ngắn hạn đạt 167 tỷ đồng, trong đó công ty gửi tiết kiệm ngân hàng tới 113 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu ở mức 220 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến cuối kỳ đạt 42 tỷ đồng, tăng 10 đồng so với đầu năm.

Kết thúc quý II/2018, SGS đạt doanh thu bán hàng 27 tỷ đồng, tăng 2 tỷ đồng so với cùng kỳ 2017. Lợi nhuận gộp là 5 tỷ đồng. (Xem tiếp)

NT2: Lỗ tỷ giá giảm 49 lần giúp lợi nhuận đạt 530 tỷ đồng

CTCP Dầu khí Nhơn Trạch 2 (HOSE – mã NT2) vừa công bố báo cáo tài chính bán niên năm 2018. Theo đó, tính đến ngày 30/6/2018, tổng tài sản đạt 10.004 tỷ đồng, tăng 40 tỷ đồng so với đầu năm.

Tài sản ngắn hạn đạt 3.570 tỷ đồng, tăng 15% so với đầu năm. Công ty có khoản gửi tiết kiệm ngắn hạn tại ngân hàng tới 704 tỷ đồng, gấp 10 lần đầu năm nay.

Phải thu ngắn hạn của khách hàng chiếm 68% và ở mức 2.445 tỷ đồng, tăng 45%. Theo NT2, khoản phải thu tăng là do tiền điện chưa thu được của công ty Mua bán điện (EPTC) còn 1.471 tỷ đồng. (Xem tiếp)

Pymepharco lãi quý II đạt 84 tỷ đồng, ước tính thiệt hại 437 triệu đồng do thuốc bị thu hồi vì gây ung thư

Báo cáo tài chính quý II của CTCP Pymepharco (mã PME) ghi nhận 419,8 tỷ đồng doanh thu, tăng nhẹ 1,4% so với cùng kỳ năm 2017. Trong khi đó giá vốn tăng 2,3% lên 220 tỷ đồng khiến lãi gộp dậm chân tại chỗ ở mức 200 triệu đồng, biên lãi gộp đạt 52,4%.

Doanh thu tài chính cũng cải thiện từ 13 tỷ lên 15 tỷ đồng, trong khi chi phí tăng không đáng kể. Chi phí bán hàng tăng 3,4 tỷ đồng thì chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ giảm 1,8 tỷ đồng so với cùng kỳ. Dù vậy, Pymepharco vẫn thu về 84 tỷ đồng lãi sau thuế, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Công ty lần lượt ghi nhận 828,8 tỷ doanh thu và 196,5 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Lãi sau thuế đạt 157 tỷ đồng, tăng 6% so với nửa đầu năm 2017. So với kế hoạch doanh thu thuần năm 2018 là 1.784,6 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 394,8 tỷ đồng, Pymepharco đã hoàn thành 47% chỉ tiêu doanh thu và 50% chỉ tiêu lợi nhuận. (Xem tiếp)

Tập đoàn Hà Đô: 6 tháng lợi nhuận sau thuế hơn 44 tỷ đồng, tăng trưởng gấp 3 lần

CTCP Tập đoàn Hà Đô (mã HDG) đã công bố báo cáo tài chính quý II/2018 hợp nhất. Theo đó, lợi nhuận sau thuế quý II tăng 71% góp phần giúp lợi nhuận 6 tháng tăng hơn gấp 3 lần. Tuy nhiên, trong quý II, các dự án bất động sản chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu qua đó doanh thu mảng bất động sản sụt giảm mạnh.

Doanh thu thuần quý II đạt 382,8 tỷ đồng; lũy kế 6 tháng đầu năm đạt 608 tỷ đồng, giảm 19,4%; lợi nhuận gộp quý II đạt 113,4 tỷ đồng; lũy kế 6 tháng đạt 210,6 tỷ đồng, giảm 25,6% so với cùng kỳ năm trước.

Trong kỳ chi phí lãi vay đã giảm mạnh lần lượt giảm 44,4% ở quý II và giảm gần 45% trong 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp HDG tăng lợi nhuận trong kỳ. Chi phí bán hàng trong quý II và 6 tháng đầu năm sụt giảm mạnh. (Xem tiếp)

LINH LINH

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/kinh-doanh/doanh-nghiep-24h-doanh-nghiep-nhat-lo-1000-ty-dong-nhung-van-co-ke-hoach-mo-rong-kinh-doanh-o-viet-nam-3462788.html