Đoàn Văn Hậu và những cầu thủ Việt không thành công khi ra nước ngoài thi đấu

Không được SC Heerenveen giữ lại, hậu vệ Đoàn Văn Hậu đã phải tạm biệt Hà Lan sau 10 tháng ở đây. Trước Văn Hậu, có không ít cầu thủ Việt Nam cũng ra nước ngoài thi đấu nhưng ra về không kèn không trống.

 Đoàn Văn Hậu. Sang Hà Lan theo một hợp đồng cho mượn 1 năm từ Hà Nội FC, Đoàn Văn Hậu mang theo rất nhiều kỳ vọng của CĐV Việt Nam. Tuy nhiên, tại Heerenveen, hậu vệ 21 tuổi không có nhiều cơ hội để khẳng định mình. Trong 10 tháng ở xứ sở hoa Tulip, Văn Hậu chỉ xuất hiện tại đội 1 SC Heerenveen 4 phút ít ỏi ở cúp Quốc gia Hà Lan và được đội bóng Thủ đô gọi về đá giai đoạn hai V-League 2020.

Đoàn Văn Hậu. Sang Hà Lan theo một hợp đồng cho mượn 1 năm từ Hà Nội FC, Đoàn Văn Hậu mang theo rất nhiều kỳ vọng của CĐV Việt Nam. Tuy nhiên, tại Heerenveen, hậu vệ 21 tuổi không có nhiều cơ hội để khẳng định mình. Trong 10 tháng ở xứ sở hoa Tulip, Văn Hậu chỉ xuất hiện tại đội 1 SC Heerenveen 4 phút ít ỏi ở cúp Quốc gia Hà Lan và được đội bóng Thủ đô gọi về đá giai đoạn hai V-League 2020.

Lương Xuân Trường. Xuân Trường chính là một trong những cầu thủ Việt Nam thi đấu cho nhiều CLB nước ngoài nhất: Incheon United; Gangwon FC (Hàn Quốc); Buriram United (Thái Lan). Dù được ra sân trong một số trận đấu, nhưng nói chung tài năng của anh vẫn bị kìm hãm và cách giải quyết tốt nhất là hồi hương khoác áo HAGL.

Lương Trung Tuấn. Năm 2005, Lương Trung Tuấn nhận án treo giò từ LĐBĐ Việt Nam (VFF) do dính líu tới một vụ bán độ ở HAGL. Từ một trong những trung vệ được đánh giá cao nhất Việt Nam, anh phải dạt sang Thái Lan tiếp tục sự nghiệp với CLB Thai Port, trước khi trở về và chìm vào lãng quên.

Nguyễn Công Phượng. Là cầu thủ Việt Nam duy nhất từng thi đấu ở cả Nhật Bản, Hàn Quốc lẫn châu Âu (Bỉ), nhưng hành trình của Công Phượng chưa bao giờ được đánh giá là thành công về mặt chuyên môn. Ở Incheon United (Hàn Quốc), Mito Hollyhock (Nhật Bản) hay Sint-Truidense (Bỉ), Công Phượng đều gây ấn tượng về mặt hình ảnh hơn. Dù sao, đó cũng là những trải nghiệm tốt cho tiền đạo này khi hồi hương thi đấu cho TP.HCM.

Nguyễn Hữu Khôi. Là một tài năng trẻ từng được gọi lên ĐT U23 Việt Nam dưới thời HLV Toshiya Miura, nhưng cái tên Nguyễn Hữu Khôi chỉ thực sự được người hâm mộ biết đến khi anh vô địch giải K3 Basic League cùng CLB Siheung City (Hàn Quốc). Tuy nhiên, những tháng ngày ở nước bạn chưa bao giờ giúp Hữu Khôi vươn tầm để trở thành một chân sút đẳng cấp như kỳ vọng.

Nguyễn Tuấn Anh. Được đánh giá là một tài năng đặc biệt, nhưng những chấn thương khiến cho sự nghiệp của Tuấn Anh không được như mong muốn. Năm 2016, Tuấn Anh được gửi sang đội bóng đang thi đấu ở J-League 2 là Yokohama FC nhưng rồi cũng phải nói lời tạm biệt sau 1 năm để trở về trong vòng tay của HAGL.

Nguyễn Hữu Anh Tài. Cũng là một thành viên của HAGL và cũng được ra nước ngoài thi đấu, nhưng sự nghiệp của Anh Tài lại rất mờ nhạt khi được CLB Uijeongbu thuộc K3 Basic League của Hàn Quốc mượn. Sinh năm 1996 và đang ở độ tuổi đẹp nhất, nhưng tương lai của Anh Tài đang khá mờ mịt dù đã trở về Việt Nam.

Lê Huỳnh Đức. Huỳnh Đức chính là cầu thủ Việt Nam đầu tiên ra nước ngoài chơi bóng. Ở thời kỳ đỉnh cao của mình năm 2001, Huỳnh Đức sang Trung Quốc khoác áo CLB Chongquin Lifan từ CLB Công an TP.HCM. Tuy nhiên đây chỉ là một bản hợp đồng nặng tính thương mại và chỉ kéo dài trong 4 tháng.

Lê Vinh

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/the-thao/doan-van-hau-va-nhung-cau-thu-viet-khong-thanh-cong-khi-ra-nuoc-ngoai-thi-dau/859933.antd