Đô thị hóa ở Phú Quốc và cái giá phải trả cho việc lấn sông, lấp suối

Hơn 107 tỷ đồng thiệt hại trong trận ngập lụt lịch sử ở Phú Quốc (Kiên Giang). Nhiều người cho rằng, đây là cái giá quá đắt cho sự phát triển ồ ạt, thiếu chặt chẽ, trong khi đó tình trạng lấn chiếm, xây nhà trái phép trên kênh, rạch, suối... vẫn đang diễn ra.

Mới đây, ông Huỳnh Quang Hưng – Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc, cùng đoàn công tác của huyện đã đi khảo sát một số tuyến đường hư hỏng, các công trình vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn lộ giới, nhà ở xây dựng lấn trên kênh, rạch để chỉ đạo xử lí.

Dưới đây là một số hình ảnh mà phóng viên ghi nhận:

Ông Võ Phước Lộc - người dân khu phố 3 (thị trấn Dương Đông) cho biết, trước đây rạch Ông Trì thông thoáng, mưa kéo dài vài tuần vẫn không xảy ra ngập lụt, nhưng hiện nay người dân tự ý lấn chiếm để xây dựng làm nhà ở, làm hẹp lòng rạch và hậu quả là vừa qua nơi đây nước dâng cao hơn 1 mét. Cùng với đó là sự giám sát của cơ quan chức năng chưa chặt sẽ nên xảy ra tình trạng này: "Tôi mong muốn địa phương phải xử lí quyết liệt, đồng thời nạo vét khai luồng rạch tạo mỹ quan cho đô thị", ông Lộc nói.

Ông Võ Phước Lộc - người dân khu phố 3 (thị trấn Dương Đông) cho biết, trước đây rạch Ông Trì thông thoáng, mưa kéo dài vài tuần vẫn không xảy ra ngập lụt, nhưng hiện nay người dân tự ý lấn chiếm để xây dựng làm nhà ở, làm hẹp lòng rạch và hậu quả là vừa qua nơi đây nước dâng cao hơn 1 mét. Cùng với đó là sự giám sát của cơ quan chức năng chưa chặt sẽ nên xảy ra tình trạng này: "Tôi mong muốn địa phương phải xử lí quyết liệt, đồng thời nạo vét khai luồng rạch tạo mỹ quan cho đô thị", ông Lộc nói.

Nhà dân xây dựng chắn ngang rạch Ông Trì.

Tại Suối Cao, cây ngã đổ lachắn dòng chảy.

Ông Huỳnh Quang Hưng - Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc (bên trái) cùng đoàn công tác kiểm tra một số tuyến đường hư hỏng để tìm phương án khắc phục.

Vết nứt trên đường Trần Phú (thị trấn Dương Đông) do ngập lụt gây ra mà Tiền Phong đã phản ánh có dấu hiệu lan rộng.

Tại rạch Cầu Nhỏ (ấp Bến Tràm, xã Cửa Dương), nhà dân xây dựng lấn chiếm con rạch, ông Hưng chỉ đạo địa phương kiểm tra xử lí trường hợp này, trả lại hiện trạng ban đầu.

Còn tại Suối Tranh, xã Dương Tơ, sau khi kiểm tra, ông Hưng cho biết, những trường hợp lấn dòng chảy, khi kiểm tra lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xác định người dân bao chiếm, lấn chiếm và xây dựng trái phép sẽ chỉ đạo địa phương xử lí buộc tháo dỡ, nếu không tiến hành cưỡng chế.

Tại ấp Suối Lớn, xã Dương Tơ, người dân tự tháo dỡ rào chắn, xây nhà lấn chiếm hành lang lộ giới.

Trận ngập lụt vừa qua làm nhiều công trình tại ấp Đường Bào, xã Dương Tơ bị thiệt hại năng.

Trụ điện đổ ngã.

Sạt lở nghiêm trọng.

Theo báo cáo của Tổ Kiểm tra và xử lí về vi phạm hành chính (gọi tắt Tổ kiểm tra 3399) do UBND huyện Phú Quốc thành lập tháng 9/2018. Theo đó, từ tháng 9/2018 - 6/2019 đã xử lí 294 trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai. Kiểm tra, xử lí 112 trường hợp xây dựng vi phạm trật tự xây dựng.

Mật độ xây dựng dày đặc.

Một số cống thoát nước của các công trình resort ở Bãi Trường chưa được lắp đặt.

Ông Mai Văn Huỳnh - Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc cho biết, đây là trận ngập lịch sử trên địa bàn huyện từ trước đến nay. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: biến đổi khí hậu, cơ sở hạ tầng quá tải, mật độ xây dựng dày đặc. Trước đây mật độ xây dựng cơ sở hạ tầng ở Phú Quốc ít, dân cư sinh sống thưa vì thế có thể đảm bảo được. Giờ đây tốc độ đô thị hóa nhanh, lượng người đông, các dịch vụ tăng, tình trạng sang lấp mặt bằng dẫn đến các hồ chứa nước không còn, cùng với đó ý thức của người dân chưa cao, xây lấn chiếm sông, suối làm tắc nghẽn, ngăn dòng chảy.

Nhật Huy

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/xa-hoi/do-thi-hoa-o-phu-quoc-va-cai-gia-phai-tra-cho-viec-lan-song-lap-suoi-1452489.tpo