Đỏ mặt với lễ hội rước dương vật nổi tiếng Nhật Bản

Lễ hội dương vật Kanamara Matsuri được người Nhật duy trì suốt hơn nửa thế kỷ qua, trở thành nét văn hóa độc đáo trong đời sống người dân xứ hoa anh đào.

Lễ hội rước “của quý” ở Nhật Bản hay còn gọi là lễ hội Kanamara Matsuri, diễn ra vào chủ nhật đầu tiên của tháng 4 hàng năm, tại đền đền Kanayama, thuộc thành phố Kawasaki. Nét văn hóa độc đáo này đã gắn liền với người dân Kawasaki nói riêng và người Nhật nói chung hơn 50 năm qua. Ảnh: The culture trip.

Lễ hội rước “của quý” ở Nhật Bản hay còn gọi là lễ hội Kanamara Matsuri, diễn ra vào chủ nhật đầu tiên của tháng 4 hàng năm, tại đền đền Kanayama, thuộc thành phố Kawasaki. Nét văn hóa độc đáo này đã gắn liền với người dân Kawasaki nói riêng và người Nhật nói chung hơn 50 năm qua. Ảnh: The culture trip.

Vào ngày diễn ra lễ hội, khắp đường phố đều xuất hiện hình ảnh "của quý", từ đồ ăn bán trên đường, đồ chơi đến đồ hóa trang của du khách. Lễ hội kỳ lạ này khiến không ít khách du lịch đỏ mặt ái ngại, nhưng người Nhật lại hào hứng tham dự, họ coi đây là dịp cầu may. Không chỉ Kawasaki, một số địa phương khác như thành phố Komaki, tỉnh Aichi, cũng diễn ra lễ hội rước dương vật tại đền Tagata mang tên Honen Matsuri. Năm nay, lễ hội ở đây diễn ra ngày 15/3, thu hút hàng nghìn người tham dự. Ảnh: The culture trip.

Lễ hội Kanamara Matsuri lần đầu được tổ chức tại Kawasaki vào năm 1969. Năm nay, lễ hội sẽ chính thức diễn ra vào ngày 7/4. Theo truyền thống hàng năm, người dân địa phương sẽ thực hiện lễ diễu hành và rước dương vật khổng lồ bằng thép khắp các ngả đường. Ảnh: The culture trip.

Lễ hội rước dương vật còn lạ lẫm với nhiều du khách, song với người Nhật, đây là dịp để cầu may, xin vụ mùa bội thu. Đền Kanayama cũng là nơi nhiều gia đình tới trong ngày lễ Kanamara Matsuri để xin con cái. Mỗi năm, chương trình độc đáo này thu hút hàng nghìn người tham dự gồm dân địa phương và khách quốc tế.

Trong ngày hội Kanamara Matsuri diễn ra, những đồ ăn có hình bộ phận nhạy cảm của nam giới như kẹo mút, kem hay đồ lưu niệm được bày bán khắp đường phố. Ảnh: Getty.

Những phụ nữ lớn tuổi ở địa phương cũng xuống đường, hòa vào không khí náo nhiệt của ngày lễ thú vị này. Sự ra đời của lễ hội rước "của quý" bắt nguồn từ câu chuyện lưu truyền trong xã hội Nhật Bản về tình yêu của con quỷ với một cô gái. Sau khi bị cự tuyệt, con quỷ đã trốn vào trong âm đạo của cô gái. Hai chàng trai đã bị con quỷ ăn mất bộ phận nhạy cảm khi cố gắng quan hệ với cô gái. Cô này bèn tìm đến thợ rèn nhờ làm một chiếc dương vật bằng sắt. Vì gãy răng do cắn phải "đồ giả" nên con quỷ đã buông tha cho thiếu nữ này. Ảnh: Getty.

Người dân tham gia lễ rước sẽ mặc trang phục truyền thống. Nhiều du khách hóa trang với những phụ kiện hình "của quý" gắn quanh người. Theo The culture trip, số tiền thu được từ lễ hội hàng năm được dành để phục vụ các nghiên cứu về bệnh HIV. Ảnh: The culture trip.

Lễ hội Kanamara Matsuri không chỉ thể hiện nét văn hóa tinh thần độc đáo của người Nhật mà còn góp phần thu hút khách du lịch quốc tế. Những địa phương tổ chức lễ hội rước dương vật đều đón lượng du khách lớn trong ngày lễ. Ảnh: Getty.

Sắc màu bao phủ trong lễ hội Holi ở Ấn Độ Cứ vào dịp đầu xuân, cả đất nước Ấn Độ lại có truyền thống ném bột màu vào người đối diện trong lễ hội Holi chào đón mùa xuân, hay còn được mệnh danh là "Lễ hội của sắc màu".

Bích Phương
Theo The culture trip

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/do-mat-voi-le-hoi-ruoc-duong-vat-noi-tieng-nhat-ban-post927819.html