Đo công lực chiến hạm Anh sắp vào vùng Vịnh, cảnh cáo Iran

Nhìn chung chiến hạm Anh sắp vào vùng Vịnh giữa lúc căng thẳng Mỹ - Iran leo thang chỉ có tác dụng tác chiến trên biển, không có khả năng tấn công mặt đất.

Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Anh hôm 16/7, Hải quân Hoàng gia Anh sẽ triển khai tàu hộ vệ Type 23 thứ 2 tới vùng Vịnh trong thời gian tới trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Iran leo thang nguy hiểm. Nguồn ảnh: Wikipedia

Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Anh hôm 16/7, Hải quân Hoàng gia Anh sẽ triển khai tàu hộ vệ Type 23 thứ 2 tới vùng Vịnh trong thời gian tới trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Iran leo thang nguy hiểm. Nguồn ảnh: Wikipedia

"Cuối năm nay, tàu hộ vệ Type 23 mang tên HMS Kent sẽ triển khai tới vùng Vịnh thay thế cho tàu HMS Duncan", Bộ Quốc phòng Anh cho hay. Đáng chú ý, trước đó, hồi đầu tháng 7, HMS Duncan thuộc lớp Type 45 đã tới vùng Vịnh thay thế cho HMS Montrose trở về bảo trì. Nguồn ảnh: Wikipedia

Sự hiện diện liên tục của các tàu Hải quân Hoàng gia Anh được cho là nhằm để bảo vệ các tàu dầu của nước này khi di chuyển trên vùng Vịnh và nhất là khu vực eo biển Hormuz trước các mối đe dọa từ Iran. Nguồn ảnh: Wikipedia

HMS Kent (F78) là một trong những chiến hạm mới nhất thuộc lớp tàu hộ vệ Type 23. Con tàu được đưa vào biên chế hồi tháng 6/2000, và dự kiến sẽ phục vụ tới tận năm 2033. Nguồn ảnh: Wikipedia

Hệ thống vũ khí – điện tử trên HMS Kent (F78) tương đối hiện đại, tuy nhiên cấp độ chỉ dừng ở mức hộ tống bảo vệ các đội tàu mặt nước, không có khả năng tấn công tầm xa nhắm vào mục tiêu nằm sâu trong đất liền. Năng lực phòng không của nó có radar khá hiện đại nhưng hỏa lực đối phó lại ở mức trung bình. Nguồn ảnh: Wikipedia

Theo đó, radar chính của Type 23 là hệ thống Type 997 Artisan có tầm trinh sát tới 300km và có thể theo dõi tới 900 mục tiêu. Theo BAE System, radar này có thể theo dõi mục tiêu nhỏ như một con chim hoặc quả bom tennis bay với tốc độ Mach 3. Nguồn ảnh: Wikipedia

Dẫu vậy, hệ thống tên lửa phòng không kết hợp với Type 997 không quá hiện đại, nó được trang bị hệ thống tên lửa tầm thấp Sea Wolf có tầm bắn 1-10km, độ cao đánh chặn 3.000m. Nó chỉ phù hợp đánh trả tên lửa hành trình ở pha cuối và các loại máy bay bay thấp. Nguồn ảnh: Wikipedia

Và nếu như Sea Wolf đánh trả không thành, thì các khẩu đội pháo cao xạ tự động DS30M 30mm tốc độ trung bình cũng khó lòng ngăn chặn, khi đó chỉ có “cái chết” đang chờ tàu hộ vệ Type 23. Có thể nói, với kích cỡ gần 5.000 tấn, dài 133m mà Type 23 chỉ trang bị tên lửa tầm thấp là một thiếu sót nghiêm trọng. Nguồn ảnh: Wikipedia

Hệ thống chống hạm của các tàu Type 23 cũng không quá xuất sắc, nó được trang bị hai bệ phóng với 8 ống phóng chứa các tên lửa Harpoon có tầm bắn khoảng 130km. Nguồn ảnh: Wikipedia

Vũ khí chống ngầm có hệ thống radar tích hợp trên thân và sonar kéo dê cùng 2 bệ phóng ngư lôi (6 ống) 324mm với các quả Stingray có tầm bắn 11km và một trực thăng săn ngầm AW159 hoặc EH101. Nguồn ảnh: Wikipedia

Con tàu được trang bị khá nhiều loại pháo gồm: pháo hạm 127mm MK8; 2 pháo phòng không 30mm DS30B nhưng không phải kiểu pháo cao tốc CIWS; 2 bệ súng máy 7,62mm 6 nòng và 4 súng máy 12,7mm. Nguồn ảnh: Wikipedia

Video tàu hộ vệ Type 23 HMS Montronse phóng tên lửa hành trình Harpoon. Nguồn: Youtube

Hoàng Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/do-cong-luc-chien-ham-anh-sap-vao-vung-vinh-canh-cao-iran-1253020.html