Đỉnh núi không còn băng tại Thụy Sĩ cho thấy sự nóng lên của Trái Đất

Ảnh chụp cho thấy băng đang tan nhanh chóng tại mỏm băng Aletsch trên dãy Alps, Thụy Sĩ. Băng tại quốc gia này đang tan nhanh gấp đôi tốc độ trung bình toàn cầu.

So với tấm ảnh chụp năm 1863, sông băng Gorner năm 2019 đã thay đổi đáng kể. Nơi dòng sông băng hùng vĩ chảy vào Thụy Sĩ nay chỉ còn là những vệt đá xám trơ trọi.

So với tấm ảnh chụp năm 1863, sông băng Gorner năm 2019 đã thay đổi đáng kể. Nơi dòng sông băng hùng vĩ chảy vào Thụy Sĩ nay chỉ còn là những vệt đá xám trơ trọi.

Hơn 500 sông băng Thụy Sĩ đã biến mất và chính phủ cảnh báo 90% trong số 1.500 sông băng còn lại sẽ biến mất vào cuối thế kỷ này nếu biến đổi khí hậu không được kiểm soát. Trong ảnh, bức ảnh sông băng Aletsch tại dãy Eggishorn được chụp trong khoảng thời gian từ 1860 đến 1877 tại Fieschertal, Thụy Sĩ.

Du khách ngồi trước sông băng Aletsch. Chính phủ lo ngại băng tan nhanh chóng sẽ làm tăng mực nước tạm thời nhưng làm cạn kiệt chúng về lâu dài. Nước này lo ngại băng tan làm gia tăng các vụ sạt lở đá và nhiều mối nguy hiểm tiềm ẩn khác.

Những người trong tấm ảnh chụp vào thế kỉ 19 đang ngồi dưới một dòng kênh băng hòa vào dòng chảy của sông băng Aletsch. Ngày nay, kênh băng này đã không còn.

Các sông băng Eiger, Guggi và Giesen được chụp hình gần đỉnh Jungfrau trong khoảng thời gian từ 1890 đến 1900 tại Wengen, Thụy Sĩ.

Ba đỉnh băng trên hiện đã tan đáng kể. Mathias Huss, người đứng đầu viện giám sát sông băng GLAMOS của Thụy Sĩ cho biết nước này đã nóng lên gấp đôi tốc độ toàn cầu trong các sông băng của nó đã mất 2% khối lượng, theo thống kê vào năm ngoái. "Chúng tôi chưa bao giờ thấy tốc độ suy giảm băng nhanh như vậy kể từ bắt đầu đo đạc", ông Huss nói. "Dãy Alps vẫn sẽ đẹp nhưng không còn như trước nữa".

Sông băng Aletsch trong hình chụp năm 1865 tại Belalp, Thụy Sĩ.

Ảnh chụp ngày 3/9/2019 tại cùng địa điểm trên. Nhiều người hy vọng việc cắt giảm biến đổi khí hậu sẽ được chú ý nhiều hơn kể từ khi đảng Xanh giành lợi thế trong cuộc bầu cử hồi tháng 10. Tổ chức Glacier Initiatives, ủng hộ các giải pháp cắt giảm khí thải làm nóng lên toàn cầu, đã thu thập được hơn 100.000 chữ ký đề nghị trưng cầu dân ý và sẽ gửi chúng tới Berne tuần này.

Ảnh chụp sông băng Rhone năm 1849.

Dòng sông băng quanh năm trắng xóa đã bị thay thế bởi thảm thực vật xanh tốt do băng tan. Ảnh chụp tháng 8/2019.

Sông băng Trient được chụp vào năm 1891 tại Trient, Thụy Sĩ.

Dòng sông băng này giờ đã biến mất hoàn toàn dưới những tán cây rừng dày đặc.

Đặt tấm ảnh chụp năm 1891 ở trên trước khung cảnh hiện tại chụp vào tháng 8/2019 để thấy rõ sự thay đổi mà khí hậu ấm lên gây ra.

Sông băng Hạ Grindelwald được chụp vào năm 1858 tại Grindelwald, Thụy Sĩ.

Gần như mọi vết tích của sông băng này đã "bốc hơi" vào năm 2019.

Ảnh chụp khách sạn Belvedere trước sông băng Rhone năm 1938 tại Obergoms, Thụy Sĩ.

Khách sạn này vẫn sừng sững sau hơn 80 năm, nhưng dòng sông băng hùng vĩ phía trước giờ chỉ còn là những vệt băng lác đác trên đỉnh núi.

An Nguyễn
Theo Reuters

Nguồn Znews: https://news.zing.vn/dinh-nui-khong-con-bang-tai-thuy-si-cho-thay-su-nong-len-cua-trai-dat-post1018884.html