Dính bẫy 'tử thần' vì lạm dụng CÂY CHÓ ĐẺ

Khoa học chứng minh, dùng cây chó đẻ có thể trị được nhiều bệnh như: bệnh gan, mỡ trong máu, làm đẹp da và giảm độc tố trong cơ thể… Tuy nhiên, liều lượng và cách dùng loại cây này như thế nào để đảm bảo an toàn tuyệt đối là điều mà nhiều người cần lưu ý.

Cây chó đẻ là cây thuốc được các thầy thuốc Đông y sử dụng như vị cứu tinh của nhiều căn bệnh nhờ vị đắng, tính mát, hơi ngọt giúp lợi tiểu, sát khuẩn, thanh lọc máu và giải độc cơ thể

Cây chó đẻ là cây thuốc được các thầy thuốc Đông y sử dụng như vị cứu tinh của nhiều căn bệnh nhờ vị đắng, tính mát, hơi ngọt giúp lợi tiểu, sát khuẩn, thanh lọc máu và giải độc cơ thể

Bài viết dưới đây sẽ thể hiện tổng quan về cách sử dụng vừa an toàn mà không lạm dụng cây chó đẻ gây biến chứng nghiêm trọng, cùng tìm hiểu nhé!

Cây chó đẻ là loại cây gì?

Cây chó đẻ có tên khoa học là Phyllanthus urinaria L., thuộc họ dầu Euphorbiaceae hay còn gọi theo dân gian là cây diệp hạ châu, cây trinh nữ, cây mắc cở, cây xấu hổ. Thông thường, cây chó đẻ sẽ cao từ 30-60cm, mọc thẳng đứng, lá so le, lá nhỏ từ 5-15mm, rộng từ 2-5mm, thường mọc ở vùng nhiệt đới và được tìm thấy tại nhiều nơi ở nước ta.

Cây chó đẻ có 3 loại, mỗi loại lại có dược tính khác nhau:

- Cây chó đẻ thân xanh: Loại này cành ngắn và ít phân nhánh, mặt lá màu xanh nhạt, ngắn và mỏng hơn cây chó đẻ thân nhỏ, còn được gọi là “diệp hạ châu đắng” vì khi nhai có vị đắng. Loại này có dược tính mạnh nhất nên được sử dụng nhiều trong việc trị bệnh.

- Cây chó đẻ thân đỏ: Loài này khi nhai có vị ngọt nên được gọi là diệp hạ châu ngọt. Thân có màu hanh đỏ, màu đỏ đậm nhất ở thân, lá dày và dài hơn cây chó đẻ thân xanh, dược tính không mạnh nên thường không được trồng đại trà.

- Cây chó đẻ xanh đậm: Loài này có màu xanh đậm, lá thưa, to và rời rạc, chóp nhọn hơn so với 2 loài trên. Loài này Dược tính thấp nên thường không được sử dụng để làm thuốc.

Lợi ích của cây chó đẻ

Hiện tại, nhiều nghiên cứu y học đã chứng minh tác dụng cây chó đẻ là rất tốt đối với người bị bệnh viêm gan B, xơ gan, gan nhiễm mỡ… Cây chó đẻ được sử dụng để hỗ trợ điều trị viêm gan B rất hiệu quả vì chúng có chứa các thành phần như flavonoit, alkaloid phyllanthin; các hợp chất hypophyllanthin, nirathin, phylteralin, tritequen, tamin, axit hữu cơ, phenol, lignam... có tác dụng bảo vệ gan.

Bên cạnh đó, hoạt chất trong cây chó đẻ còn kích thích tiết dịch mật, điều trị bệnh sỏ mật, sỏi thận và viêm bàng quang, phù nề, đau bụng kinh. Nó còn được sử dụng như một thuốc giảm đau, kích thích ngon miệng, kích thích trung tiện, tẩy giun, lợi tiểu, điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ…

Hậu quả khi lạm dụng cây chó đẻ

1. Làm tăng nguy cơ gây vô sinh

Cây chó đẻ có vị đắng, tính hàng và giải nhiệt cơ thể nên nó thường được dùng để điều trị bệnh gan. Tuy nhiêm, nếu cơ thể đã quá hàn lại sử dụng cây chó đẻ thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình thụ thau, gây vô sinh.

2. Gây xơ gan, teo gan

Nhiều người lầm tưởng uống nước từ cây chó đẻ sẽ chữa được các bệnh về gan mật vì thế họ sử dụng ngay cả khi không mắc bệnh. Điều nay gây ra hệ quả vô cùng nghiêm trọng. Nếu bạn không mắc bệnh nhưng lại sử dụng cây chó đẻ, khi gan và mật không có nhu cầu điều tiết các chất khiến 2 cơ quan này phải hoạt động quá tải mỗi ngày sẽ thành bệnh.

Thông thường, người chữa bệnh với cây chó đẻ sẽ theo liệu trình và không sử dụng liên tục bởi điều này rất có hại cho cơ thể. Thường chỉ sử dụng loại thuốc này trong 2 tháng và sau mỗi 1-2 tháng sử dụng lại, nếu dùng quá liều gan có thể sẽ bị xơ cứng, tê liệt.

Người chữa bệnh với cây chó đẻ sẽ theo liệu trình và không sử dụng liên tục bởi điều này rất có hại cho cơ thể

3. Nguy hiểm cho người huyết áp thấp

Cây chó đẻ có thể phá huyết (làm giảm lượng hồng cầu, hạ huyết áp, giảm khả năng miễn dịch cơ thể) vì thế lạm dụng cây chó đẻ là việc vô cùng nguy hiểm. Nếu dùng quá nhiều loại thuốc này sẽ gây nôn ói, mất nước, đặc biệt, người huyết áp thấp uống sẽ bị hạ áp nguy hiểm đến tính mạng.

4. Phá hồng cầu, suy giảm miễn dịch

Nếu bạn không có tiền sử tổn thương về gan, sức khỏe tốt nhưng lại uống nước cây chó đẻ ở dạng đậm đặc thì hồng cầu sẽ bị phá vỡ, nhiều trường hợp bị băng huyết, hệ miễn dịch suy giảm gây nhiều bệnh nguy hiểm.

Theo Đông Y, cây chó đẻ có tính hàn nên nhiều kết quả nghiêm cứu khi sử dụng loại cây này lâu ngày người bệnh mắc phải trạng thái ‘hao khí tổn dương’ với những biểu hiện như xanh xao, tinh thần uể oải, cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, đàu đầu, tư duy giảm sút… Chính vì thế việc thận trọng khi sử dụng các loại thuốc là cần thiết để không mắc phải sai lầm.

Những lưu ý khi dùng cây chó đẻ làm thuốc

1. Không lạm dụng để giải nhiệt

Nhiều người biết đến cây chó đẻ có tính giải nhiệt. Tuy nhiên, nếu cơ thể hàn thì việc sử dụng cây chó đẻ sẽ khiến cơ thể hàn nặng hơn. Điều này khiến nhiệt bị ức chế trong người. Khi cơ thể ở trạng thái mất cân bằng thì nguy cơ mắc nhiều bệnh là rất cao.

2. Không phải cây chó đẻ nào cũng tốt

Hiện tại, nhu cầu sử dụng cây chó đẻ tăng mạng, cây chó đẻ được trồng để đáp ứng nhu cầu làm thuốc. Bên cạnh đó, ngoài loại cây được trồng, một số lượng lớn cây chó đẻ mọc hoang ở nhiều nơi cũng được sử dụng để làm thuốc.

Nguồn nguyên liệu khi được thu hái ở nhiều ngồn khác nhau, vị trí khác nhau có ảnh hưởng rất lớn đến dược tính của cây, ảnh hưởng đến lượng tạp chất có trong cây. Chính vì thế, để đảm bảo hiệu quả của cây thuốc, việc lựa chọn mua cây chó đẻ ở những cơ sở uy tín, nguồn gốc sản phẩm rõ ràng là rất quan trọng.

Để đảm bảo hiệu quả của cây thuốc, việc lựa chọn mua cây chó đẻ ở những cơ sở uy tín, nguồn gốc sản phẩm rõ ràng là rất quan trọng

Công thức điều trị bệnh gan từ cây chó đẻ

- Với bệnh viêm gan siêu vi: 16g chó đẻ, 16g nhân trần nam, 4g vỏ bưởi (được phơi rồi sao khô), 8g hậu phác, 12g thổ phục linh. Sắc nước uống giúp gan được giải độc, chống siêu vi.

- Với chứng suy gan: 12g chó đẻ, 12g cam thảo. Sắc nước uống hàng ngày thay trà. Các chứng suy gan do rượu bia, nhiễm độc, sốt rét đều dùng được. Những người do suy gan mà nổi nhiều mẩn, mụn đỏ cũng có thể áp dụng công thức trên.

- Với chứng sạn mật, sạn thận: 24g chó đẻ, đem sắc nước uống. Có thể sắc làm hai lần để tận dụng hết hoạt chất của cây. Nếu bị hiện tượng đầy bụng thì dùng thêm ít gừng sống để trung hòa lại. Nhằm ngăn chặn sỏi tái phát, sau khi sử dụng liều nói trên, thỉnh thoảng cũng nên dùng lại với cách hãm uống tương tự, liều khoảng 8-10g/ngày.

- Với bệnh viêm gan B: 30g chó đẻ, 12g nhân trần, 12g sài hồ, 12g hạ khô thảo, 8g chi từ sắc (nấu) uống trong ngày.

- Với viêm gan do virus: 20g chó đẻ đắng sao khô, sắc 3 lần nước. Trộn chung các nước sắc với nhau cùng 50 g đường đun sôi cho tan, chia uống 4 lần/ngày. Khi kết quả xét nghiệm HBsAg (-) thì ngừng thuốc.

Như vậy, việc dùng vị thuốc từ cây Chó đẻ chữa bệnh viêm gan rất đơn giản, hiệu quả và an toàn, hơn nữa còn tiết kiệm chi phí hơn so với các loại thuốc khác. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối và tránh rủi ro, các bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Liều lượng sử dụng, liệu trình áp dụng phù hợp với tình trạng bệnh cụ thể là điều rất quan trọng quyết định hiệu quả điều trị và tính an toàn cao. Tránh lạm dụng cây chó đẻ để có sức khỏe tốt, cơ thể khỏe mạnh nhé!

Theo Tạp chí Sống Khỏe/súckhoegiadinh

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/suc-khoe/dinh-bay-tu-than-vi-lam-dung-cay-cho-de-3934027-l.html