Điều xảy ra với cơ thể khi bạn ăn nhiều cơm thường xuyên

Cơm giúp bạn có cảm giác no lâu nhưng sẽ làm lượng đường trong máu tăng nhanh.

Cơm là món ăn phổ biến ở nhiều nước châu Á, xuất hiện trong mọi bữa. Không ai có thể phủ nhận cơm giúp no lâu nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi điều gì thực sự xảy ra với cơ thể khi bạn ăn cơm?

Bạn sẽ không cảm thấy đói

Cơm chứa nhiều chất xơ, có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn. Điều này phát huy tác dụng ngay khi cơm vào tới dạ dày.

Gạo lứt chứa nhiều chất xơ hơn gạo trắng. Khi bạn ăn, cơ thể sẽ sử dụng lượng chất xơ để giữ cho hệ tiêu hóa của bạn hoạt động trơn tru.

Chăm sóc vi khuẩn có lợi cho đường ruột

Chúng ta thường quên các vi khuẩn tốt sống trong đường tiêu hóa. Nhưng cơm sẽ giúp chăm sóc các sinh vật cực nhỏ này.

Để nguội sau khi nấu, cơm sẽ trở thành một loại tinh bột kháng. Cơ thể của bạn không thể hấp thụ tất cả tinh bột đó. Một phần sẽ đi vào ruột kết, nuôi dưỡng vi khuẩn tốt. Tinh bột kháng vẫn làm tăng lượng đường trong máu nhưng từ từ chứ không gây đột biến.

Thêm giấm vào gạo sẽ làm chậm quá trình hấp thụ. Một ví dụ hoàn hảo của sự kết hợp gạo này là cơm sushi.

Lượng đường trong máu tăng đột biến

Gạo là nguồn cung cấp carbohydrate, cuối cùng sẽ được phân hủy thành đường.

Ngay sau khi bạn ăn cơm, đường trong máu sẽ tăng lên. Lượng đường thêm bao nhiêu và nhanh như thế nào phụ thuộc vào loại gạo bạn đang ăn.

Có hai loại carbohydrate khác nhau được tìm thấy trong gạo: amylose và amylopectin.

Gạo hạt dài có hàm lượng amylose cao, giúp giữ lại cấu trúc tốt hơn amylopectin. Điều này đồng nghĩa mỗi hạt gạo nguyên vẹn hơn và mất nhiều thời gian hơn để nhai, làm chậm quá trình tiêu hóa tổng thể.

Gạo lứt hạt dài là lựa chọn tốt nhất của bạn khi thưởng thức cơm mà không gây tăng đột biến đường huyết. Gạo trắng hạt ngắn làm tăng lượng đường trong máu cao nhất.

Đầy bụng

Gạo trắng là một phiên bản qua chế biến vừa phải của gạo lứt. Quá trình đó dẫn đến việc gạo trắng được coi là một loại carbohydrate đơn giản.

Dạng carbohydrate này bị phân hủy nhanh chóng và được cơ thể sử dụng ngay lập tức để cung cấp năng lượng. Bạn có thể đang ăn quá nhiều carbohydrate tinh chế nếu thấy mình bị đầy hơi hoặc viêm.

Điều này là do carbohydrate tinh chế tạo ra trạng thái viêm trong cơ thể và khiến cơ thể tích trữ nhiều nước hơn mức bình thường.

Nguy cơ bị táo bón

Nếu thực sự thích ăn nhiều cơm, bạn có thể phải đối mặt với một hậu quả bất ngờ mà bạn ít nghĩ đến.

Gạo trắng đã loại bỏ vỏ, cám và mầm của hạt, làm giảm chất xơ và chất dinh dưỡng. Chất xơ giúp thúc đẩy ruột hoạt động trơn tru, vì vậy ăn một lượng lớn các loại ngũ cốc ít chất xơ như gạo trắng có thể dẫn đến táo bón.

Tăng cân

Khi chọn ngũ cốc đã qua chế biến, chúng ta phải đảm bảo không ăn quá nhiều. Gạo trắng đã trải qua một cấp độ chế biến để loại bỏ cám và thành phần mầm. Hai yếu tố đã bị loại bỏ này bao gồm nhiều vitamin và chất dinh dưỡng quan trọng, đặc biệt là vitamin E, B và chất xơ.

Khi bạn ăn gạo trắng, cơ thể xử lý nhanh hơn, dẫn đến cảm giác no và nhu cầu ăn nhiều hoặc thường xuyên hơn. Điều này cuối cùng dẫn đến khả năng tăng cân.

An Yên (Theo Eat this)

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/dieu-xay-ra-voi-co-the-khi-ban-an-nhieu-com-thuong-xuyen-721102.html