Điều trị dứt điểm chảy máu chân răng tại nhà

Chăm sóc răng miệng không đúng cách là nguyên nhân khiến bạn bị chảy máu chân răng.

Nguyên nhân chảy máu chân răng

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nhiều người vẫn thường hay bị chảy máu răng bất chợt. Nhất là mỗi khi đánh răng hay xỉa răng chị lại thấy các chân răng rỉ máu.

Chảy máu chân răng (nói đúng hơn là chảy máu lợi răng) có rất nhiều nguyên nhân như viêm lợi, viêm quanh răng, u lợi… nhưng thường gặp nhất là do viêm lợi.

Cũng có thể là biểu hiện của một bệnh toàn thân như thiếu vitamin, đái tháo đường, bệnh tim mạch… nhưng hầu hết là do vệ sinh răng miệng kém, có nhiều cao răng (là những chất muối khoáng trong nước bọt đọng lại trên cổ răng) dễ gây viêm lợi, tụt lợi.

Ăn uống xong nếu không súc miệng sạch, hằng ngày không chải răng hoặc không đánh răng đúng cách, cặn bã của thức ăn sẽ đọng lại trên răng và lợi cùng với vi khuẩn làm thành một lớp bựa bẩn dễ gây viêm lợi và sâu răng.

Khi bị viêm lợi cấp, thường thấy đau nhức lợi xung quanh răng, nhất là khi ăn những thức ăn quá nóng, quá mặn…; soi gương sẽ thấy vùng lợi bị viêm sưng tấy đỏ, căng mọng, chạm vào răng thấy đau.

Nếu bị viêm lâu ngày, chỗ bị viêm chỉ hơi sưng, có viền cổ răng, không đau nhưng dễ gây chảy máu ở chân răng.

Trà tươi và tinh dầu đinh hương

Cây đinh hương có tác dụng trong việc gây tê, giúp giảm đau và sát khuẩn.

Pha nước trà tươi, thêm vài giọt tinh dầu đinh hương rồi bôi lên vùng nướu đang chảy máu trong khoảng 4-5 phút. Hoặc bôi trực tiếp tinh dầu đinh hương lên trên các chân răng, sau đó xúc lại miệng với nước sạch.

Mật ong và trà tươi

Mật ong có công dụng sát khuẩn, còn trà tươi có khả năng oxy hóa hiệu quả. Hai thứ này kết hợp với nhau vừa làm giảm viêm nhiễm vùng chân răng vừa giúp cho răng nướu thêm chắc khỏe.

Cách dùng: Đun lá trà xanh cho sôi kỹ. Lấy nước lá trà rồi hòa thêm mật ong, xúc miệng và ngậm khoảng 3-4 phút rồi uống. Không cần xúc miệng lại bằng nước.

Nước muối

Muối không chỉ là một gia vị quan trọng trong các món ăn mà còn có tác dụng chữa bệnh, bao gồm chảy máu chân răng.

Hòa tan một muỗng cà phê muối vào ly nước ấm rồi ngậm dung dịch này từ 3 - 5 phút sau đó nhổ ra, không cần súc miệng lại. Lưu ý: Bạn không nên pha nước muối quá mặn hay nhạt vì sẽ không mang lại kết quả như mong muốn.

Theo Anh Đào/Tiêu dùng

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/doi-song/dieu-tri-dut-diem-chay-mau-chan-rang-tai-nha/20210317025109095