Điều kỳ thú về rau dệu quen thuộc của người miền Tây

Rau dệu còn được biết đến với tên gọi là rau rệu, diếp bò, diếp không cuống. Đây là cây mọc hoang rất phổ biến ở Việt Nam mà đặc biệt là rất quen thuộc với người dân ở miền Tây.

 Rau dệu có tên khoa học Alternanthera sessilis, có nguồn gốc ở Nam và Trung Mỹ. Loài cây này phân bố khắp nơi trên thế giới và Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia... Ảnh tapchidongy.

Rau dệu có tên khoa học Alternanthera sessilis, có nguồn gốc ở Nam và Trung Mỹ. Loài cây này phân bố khắp nơi trên thế giới và Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia... Ảnh tapchidongy.

Cây rau dệu có lá màu xanh đậm, hoa trắng, thân thảo sống bò, dài tới 40cm – 60cm, phân thành nhiều nhánh và ở mỗi khớp phân nhánh thường có rễ phụ. Ảnh baodanang.

Ở Việt Nam, rau dệu mọc hoang quanh năm ở các bãi sông, bờ ao, ruộng có nước, ven đường nơi ẩm và sáng. Ảnh ysiyhoccotruyen.

Rau dệu sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm. Mùa đông hoặc mùa khô, phần trên mặt đất của rau có hiện tượng hơi bị tàn lụi. Ảnh sinica.

Ngọn và lá non của rau rệu có thể luộc ăn hoặc nấu canh cá thịt trong khi toàn cây làm rau cho lợn. Ảnh tongphuochiep71.

Với người miền Tây, rau dệu là loài rau quen thuộc. Ngoài luộc, còn có thể kết hợp nấu canh với tép rất thơm ngon và thanh mát. Ảnh blogspot.

Ngoài việc được dùng như một loại thực phẩm, rau dệu được dùng để chữa tắc sữa, bệnh gan mật, chảy máu cam, ho ra máu, viêm họng lỵ ra máu, chữa viêm da mủ... Ảnh tistatic.

Có thể bạn quan tâm

Theo kienthuc.net.vn

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/dieu-ky-thu-ve-rau-deu-quen-thuoc-cua-nguoi-mien-tay/20190308113347532