Điều kinh ngạc ở ngoại hành tinh trong vành đĩa sao lùn trắng

Christopher Manser, một nhà nghiên cứu vật lý tại Đại học Warwick cùng nhóm của ông đã nghiên cứu một sao lùn trắng được gọi là SDSS J122859.93 + 104032.9, nằm cách hệ mặt trời của chúng ta khoảng 410 năm ánh sáng.

Theo đó, qua Kính viễn vọng Gran 10,4 mét nằm trên đảo La Palma của Tây Ban Nha, các chuyên gia đã phân tích các đường phát xạ khí trong vành đĩa SDSS J122859.93 + 104032.9 thì phát hiện có một ngoại hành tinh hình cầu di chuyển xung quanh sao lùn trắng với chu kỳ quỹ đạo 2 giờ đồng hồ.

Nguồn ảnh: phys.

Nguồn ảnh: phys.

Manser và các đồng nghiệp của ông xác định đối tượng quay quanh rộng khoảng 600km, với mật độ vật chất đạt từ 7,7 và 39 gram /centimet khối; chính nhờ vậy mà nó đủ “yên ổn” tồn tại cạnh sao lùn trắng, nếu không nó đã bị xé toạc bởi sao chủ cực đoan.

Phạm vi mật độ vật chất này tương thích với lượng sắt nguyên chất trên lõi Trái đất", Luca Fossati, nhà khoa học tại Viện nghiên cứu vũ trụ hàn lâm khoa học Áo cho biết.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Huỳnh Dũng (theo Phys)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kham-pha/dieu-kinh-ngac-o-ngoai-hanh-tinh-trong-vanh-dia-sao-lun-trang-1208497.html