Điều khiển chân tay giả bằng sóng não, giải pháp mới cho người bị liệt

Công nghệ mới giúp các bệnh nhân bị liệt có thêm niềm tin vào việc đi lại được trong tương lai.

Trung tâm điều trị Brook Cybernic ở bang Florida, Mỹ là trung tâm đầu tiên ứng dụng công nghệ Nhật trong phục hồi chức năng (the HybridAssistive Limb - HAL).

Công nghệ này sẽ giúp những người gặp tổn thương về cơ bắp, tủy sống tái tạo được chuyển động và sức bền ở cơ cùng dây thần kinh. Nó được sử dụng dưới dạng một khung xương với các khớp nối được chạy bằng động cơ điện nhỏ như là cơ điện tử. Tuy nhiên điều ấn tượng hơn hết là bệnh nhân sử dụng sóng não để điều khiển khung xương công nghệ này.

Cô Kristen Sorensen 55 tuổi bị liệt từ cổ xuống từ năm ngoái. Cô được chuẩn đoán bị chứng bệnh hiếm có tên Guillain Barre. Người mắc bệnh này bị ảnh hưởng hệ thần kinh của bị ảnh hưởng nhiều và có thể dẫn tới việc không thể di chuyển được nữa.

Trong lần đầu thử nghiệm công nghệ này, cô khó có thể di chuyển thành thạo. Nhưng các nhân viên vật lý trị liệu đã giúp cô từng ngày bằng việc kết nối tín hiệu điện sinh học lên bề mặt da nhằm nắm bắt được mong muốn di chuyển của cô. Khi công nghệ HAL nhận được tín hiệu, nó sẽ hỗ trợ việc cử động của bệnh nhân.

Cô Guillain Barre, 55 tuổi, bị liệt từ cổ xuống từ năm 2018. Ảnh: CNN

Cô Guillain Barre, 55 tuổi, bị liệt từ cổ xuống từ năm 2018. Ảnh: CNN

Tuy nhiên, bệnh nhân không thể vừa sử dụng HAL là đã đạt được hiệu quả như mong muốn. Phục hồi chức năng cần nhiều thời gian và công sức. Trong suốt quá trình tập huấn, các nhân viên vật lý trị liệu sẽ ghi chú lại chuyển động của người dùng từ đó điều khiển công cụ sao cho hợp lý.

Sau gần 40 bài huấn luyện với mỗi bài dài 1,5 tiếng, Sorensen đã đứng được với sự trợ giúp của nạng. Hiện tại, công nghệ này đã có mặt tại Nhật Bản, Phillipines, Đức và Ba Lan.

Người đứng sau công nghệ HAL là triệu phú, kỹ sư robot Sankai. Ông mở công ty Cyberdyne năm 2004 với tầm nhìn tạo ra “wearable cyborgs” (Tạm dịch: người máy có thể mang, mặc được vào người) để kết nối con người, máy móc và thông tin.

Yoshiyuki Sankai muốn hỗ trợ, kéo dài cuộc sống con người bằng công nghệ này. Ảnh: CNN

Sankai chia sẻ rằng ông và cả đội sản xuất đang thu thập dữ liệu về phương pháp điều trị để cải thiện các thiết bị y học hiện nay. Mục đích của ông là tạo ra những thiết bị y tế duy trì và kéo dài cuộc sống con người.

Tuổi thọ trung bình của công nhân Nhật Bản là rất cao, chính vì vậy những công nghệ này có thể hỗ trợ và dần dần tăng khả năng vận động của người lớn tuổi giúp họ độc lập, không phải phụ thuộc vào con cái.

Minh Hạnh (Theo CNN)

Nguồn ĐS&PL: https://doisongphapluat.com/tin-the-gioi/dieu-khien-chan-tay-gia-bang-song-nao-giai-phap-moi-cho-nguoi-bi-liet-a296529.html