Điều ít biết về 10 phi công ACE của Mỹ trong CTTG 2

Phi công ACE số một của Mỹ trong CTTG 2 đã lập thành tích bắn hạ 40 máy bay địch, nhưng sau này ông lại thiệt mạng trong một tai nạn.

Dưới đây là danh sách top 10 phi công ACE của Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 do War History tổng hợp dựa trên số máy bay địch mà họ bắn hạ. Dù vậy không phải ai trong số họ cũng đợi được tới ngày chiến tranh kết thúc.

Dưới đây là danh sách top 10 phi công ACE của Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 do War History tổng hợp dựa trên số máy bay địch mà họ bắn hạ. Dù vậy không phải ai trong số họ cũng đợi được tới ngày chiến tranh kết thúc.

Đứng ở vị trí số là 10 là Robert M. Hanson - phi công chiến đấu thuộc lực lượng Lính thủy Đánh bộ Mỹ, ông bắn hạ được 25 máy bay địch trước khi hy sinh vào ngày 23/02/1944. Hanson phục vụ chủ yếu tại Mặt trận Thái Bình Dương và sở hữu thành tích khá đáng nể khi chỉ trong 6 ngày bắn hạ 20 máy bay địch.

Vị trí số 9 là Joseph J. Foss với thành tích 26 lần bắn hạ máy bay đối phương, ông nhập ngũ vào năm 26 tuổi và cũng tham gia lực lượng Lính thủy Đánh bộ Mỹ. Chiến đấu cơ yêu thích của Foss là chiếc Grumman F4F Wildcat và ông cũng được trao tăng huân chương Danh dự cho chiến tích của tại Mặt trận Thái Bình Dương. Sau này Foss trở thành Thống đốc bang Nam Dakota từ năm 1955.

Vị trí số 8 là một phi công khác thuộc Lính thủy Đánh bộ Mỹ - Gregory Boyington một trong những huyền thoại của Hải quân Mỹ trong CTTG 2 với 26 lần bắn hạ máy bay đối phương. Gregory Boyington được phong tặng cả hai huân chương Danh dự và Thập tự Hải quân với những thành tích trong chiến đấu của mình. Boyington cũng từng tham gia phi đội tình nguyện “Flying Tigers” trong biên chế Không quân Trung Quốc.

Vị trí số 7 thuộc về George Preddy - phi công thuộc lực lượng Không quân Mỹ với 26 lần bắn hạ máy bay địch. Dù từng hoạt động tại Mặt trận Thái Bình Dương nhưng Preddy lại nổi tiếng tại Mặt trận phía Tây với những chiếc P-51 Mustang. George Preddy hy sinh vào giáng sinh năm 1944 khi tham gia một trận không chiến và bị bắn hạ bởi chính súng phòng không của lực lượng đồng minh.

Trong ảnh là George Preddy với chiếc P-51 Mustang của mình, ông cũng được xem là quân át chủ bài của phi đội P-51 Mỹ tại Tây Âu.

Phi công ở vị trí số 6 là Charles H. MacDonald với chiếc tiêm kích Lockheed P-38 Lightning huyền thoại, ông bắn hạ 27 máy bay đối phương trong CTTG 2 chủ yếu tại Mặt trận Thái Bình Dương. MacDonald là một phi công kỳ cựu của Lính thủy Đánh bộ Mỹ nhập ngũ vào năm 1938 và đóng quân tại Trân Châu Cảng khi Hải quân Nhật Bản tấn công nơi này.

Trong ảnh là chiếc P-38 của Charles H. MacDonald vẫn còn được lưu giữ tại Bảo tàng hàng không Lone Star ở Mỹ.

Nằm ở top 5 là phi công Robert S. Johnson - một trong những phi công đầu tiên của Mỹ tham chiến tại chiến trường Châu Âu với 26 lần bắn hạ máy bay đối phương. Có nhiều thông tin cho rằng thành tích của Johnson lên tới 28 chiếc nhưng chúng chưa từng được kiểm chứng . Ông tham gia lực lượng Không quân Mỹ từ năm 1941-1946.

Từ năm lên 8 tuổi, Johnson đã mơ ước trở thành một phi công chiến đấu. Phi công ACE này của Mỹ cũng có thói quen là khá lạ là đơn độc tấn công phi đội máy bay của đối phương trước phi đội của ông dẫn dầu kịp có mặt.

Vị trí thứ 4 thuộc về Francis "Gabby" Gabreski cũng là một phi công hàng đầu khác của Không quân Mỹ ở Châu Âu, ông bắn hạ được 28 lần máy bay đối phương không chỉ là ACE trong CTTG 2 Gabreski còn ACE của Mỹ trong Chiến tranh Triều Tiên trong đầu những năm 1950.

Trước khi phục vụ trong Không quân Mỹ, Francis Gabreski còn từng phục vụ trong Không quân Hoàng gia Anh. Do đó cũng có thể xem ông là phi công chiến đấu có kinh nghiệm dày dặn nhất trong CTTG 2. Trong ảnh là một buổi gặp mặt giữa hai huyền thoại của Không quân Mỹ Gabreski và Johnson.

Ở top 3 phi công ACE của Mỹ trong CTTG 2 là David McCampbell người hùng của Hải quân Mỹ với 34 bắn hạ máy bay địch tại Mặt trận Thái Bình Dương. Ông cũng là phi công kỳ cựu của Hải quân Mỹ khi phục vụ từ năm 1933 đến tận năm 1964.

Cùng làm nên tên tuổi với David McCampbell là chiếc Grumman F6F Hellcat biệt danh “Minsi III”, McCampbell cùng chiếc chiến đấu cơ này đã bắn hạ ít nhất 23 máy bay địch. David McCampbell cùng từng lập kỷ lục với việc bắn hạ 9 máy bay địch chỉ trong một ngày.

Vị trí top 2 thuộc về phi công kỳ cựu Thomas B. McGuire với 38 lần bắn hạ máy bay đối phương tại Mặt trận Thái Bình Dương cùng chiếc tiêm kích P-38 của mình. McGuire chỉ phục vụ trong Không quân Mỹ đến hết CTTG 2 thì giải ngũ.

Top ACE của Mỹ trong CTTG 2 chính là Richard Bong với thành tích bắn hạ 40 máy bay đối phương cùng với chiếc P-38 của mình. Và với chiến tích của mình Bong nhanh chóng nhận được huân chương Danh dự và được xem là một vị thánh trong Không quân Mỹ.

Dù vậy số phận của Richard Bong lại kết thúc khá buồn khi ông thiệt mạng trong một thử nghiệm máy bay phản lực Lockheed P-80 Shooting Star khi hệ thống bơm nhiệm liệu gặp trục trặc. Cái chết của Richard Bong còn dành được sự chú ý của dư luận Mỹ hơn cả việc Mỹ ném bom hạt nhân xuống Nhật Bản.

Trà Khánh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/dieu-it-biet-ve-10-phi-cong-ace-cua-my-trong-cttg-2-770405.html