Điều gì xảy ra khi F-35 Mỹ và J-10 Trung Quốc xông vào hỗn chiến?

Hai mẫu máy bay chiến đấu chủ lực một động cơ của Mỹ và Trung Quốc là F-35 và J-10; mặc dù khác nhau về thế hệ, nhưng nguy cơ J-10 và F-35 đối đầu trên không là rất lớn.

Trước hết F-35 là chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 của Mỹ và J-10 thuộc chiến đấu cơ thế hệ 4 của Trung Quốc, nhưng có khả năng cơ động tương tự nhau và cả hai máy bay về khả năng cơ động, đều được đánh giá với 8,5 điểm trên thang điểm 10 (8,5/10).

Trước hết F-35 là chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 của Mỹ và J-10 thuộc chiến đấu cơ thế hệ 4 của Trung Quốc, nhưng có khả năng cơ động tương tự nhau và cả hai máy bay về khả năng cơ động, đều được đánh giá với 8,5 điểm trên thang điểm 10 (8,5/10).

Điều quan trọng là chiếc máy bay nào có thể đọc chính xác và xử lý thông tin liên quan đến đối phương đang tiếp cận một cách kịp thời. Với những chiến đấu cơ hiện đại, radar được đánh giá quan trọng hơn tốc độ, khả năng cơ động hoặc vũ khí trang bị của máy bay chiến đấu.

Thực tế, nếu phi công không có cơ hội “nhìn thấy” đối phương trước, thì cơ hội chiến thắng là không thể. Nguyên tắc chiến thuật của không chiến hiện đại đó là “thấy trước, bắn trước và thoát ly nhanh”. Vậy radar của máy bay nào sẽ “phát hiện” được đối phương trước để có thể “bắn trước”.

Radar trang bị trên tiêm kích J-10 là radar xung Doppler, được trang bị phổ biến trên máy bay chiến đấu thế hệ 4; có thể cho phép phi công xác định vị trí và theo dõi tới 10 mục tiêu và đồng thời dẫn đường cho tên lửa tiến công 6 mục tiêu.

Không giống như radar trên J-10 của Trung Quốc, có cấu tạo đơn giản, radar trên F-35 của Mỹ là một hệ thống máy tính phức tạp, với không chỉ một, mà là hai radar và một hệ thống tác chiến điện tử Barracuda tích hợp riêng biệt, có khả năng chế áp radar của đối phương.

Radar chính của chiến đấu cơ F-35 không chỉ theo dõi và có thể cùng lúc dẫn đường cho tên lửa tiến công 10 mục tiêu (tên lửa này không nhất thiết phải do chiếc F-35 đó phóng ra, mà có thể là từ máy bay khác thực hiện), mà còn liên tục theo dõi mục tiêu từ cự ly trên 150 km.

Trên thực tế, máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ không chỉ phát hiện và liên tục theo dõi J-10 trước, mà nhờ có công nghệ tàng hình, nên sẽ bị không bị radar trên J-10 của Trung Quốc phát hiện. Máy bay chiến thắng không thể tranh cãi trong hạng mục này là F-35.

Về sức mạnh hỏa lực khi cả hai loại máy bay đều trang bị vũ khí tương tự nhau; điều này là hợp lý khi trên thực tế là mục đích của cả hai máy đều giống nhau. Chúng được trang bị tên lửa không đối không, không đối đất, bom và pháo hàng không.

Tuy nhiên, sự khác biệt ở đây nghiêng về tiêm kích Mỹ vì hai lý do chính. Thứ nhất là F-35 sử dụng pháo cỡ nòng lớn hơn pháo trang bị trên tiêm kích Trung Quốc (25mm và 23mm), nhưng tốc độ bắn nhanh hơn và nhiều đạn hơn so với J-10 của Trung Quốc.

Thứ hai là 2/3 số tên lửa trang bị trên F-35 là tự động và có trí thông minh nhân tạo, cho phép lựa chọn tên lửa phù hợp với tính chất mục tiêu, để đạt hiệu suất cao nhất với máy bay chiến đấu của đối phương, hoặc một mục tiêu cụ thể khác.

Đánh giá về vũ khí trang bị trên hai loại máy bay chiến đấu, thì vũ khí trên F-35 có công nghệ tốt hơn ít nhất là gấp đôi so với vũ khí trang bị trên J-10.

Về động cơ, lợi thế trong hạng mục này phải là F-35 của Mỹ. F-35 sử dụng động cơ mạnh hơn của J-10, điều này mang lại cho nó một lợi thế nhỏ nhưng đáng kể. Để so sánh, máy bay chiến đấu J-10 sử dụng động cơ cơ lực đẩy 130 kN, trong khi chiến đấu cơ F-35 sử dụng động cơ có lực đẩy 190 kN.

F-35 của Mỹ có thể bay tốc độ hành trình mà không cần bật chế độ đốt sau, và chúng ta cũng nên nhớ một thực tế quan trọng khác, công nghệ của Mỹ về chế tạo động cơ máy bay được coi là tốt nhất thế giới. Điều này không cần phải bàn cãi.

Trong khi Trung Quốc vẫn đang phân vân giữa động cơ của Nga hay của chính họ để sử dụng trên J-10, và gần đây đã tuyên bố rằng họ sẽ từ bỏ việc sử dụng động cơ của Nga để phát triển động cơ của riêng họ. Tuy nhiên động cơ do Trung Quốc chế tạo độ tin cậy rất thấp.

F-35 không “xứng tầm” khi so sánh với J-10, nhưng nó phải được so sánh để xem người Trung Quốc đang ở đâu về công nghệ. Và quan trọng là, rất có thể hai đối thủ tiềm tàng này, sẽ gặp nhau trong các trận không chiến trong tương lai.

Hiện tại có rất ít thông tin về khả năng kỹ chiến thuật của cả hai loại chiến đấu cơ này; khi cả hai loại đều chưa trải qua thực chiến và cũng đều mới đưa vào biên chế chiến đấu chưa lâu. Mặc dù J-10 chắc chắn là kẻ thua cuộc, nhưng J-10 cũng có những ưu điểm nhất định của nó.

Ví dụ, về tốc độ và khả năng cơ động, nó ngang ngửa với F-35 của Mỹ. Nếu Bắc Kinh quyết định cải thiện hệ thống điện tử và vũ khí ở giai đoạn sau với công nghệ mới được phát triển, nó sẽ có thể gây khó khăn nhất định cho F-35 trong một cuộc đối đầu trong tương lai. Nguồn ảnh: QQ.

Bảo bối của tiêm kích F-35 Mỹ tương lai chính là dàn vũ khí không đối không có khả năng tấn công mục tiêu bên ngoài tầm nhìn. Nguồn: USAF.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/dieu-gi-xay-ra-khi-f-35-my-va-j-10-trung-quoc-xong-vao-hon-chien-1530541.html