Điều gì giúp Đức thành công với chiến tranh chớp nhoáng?

Không phải xe tăng, mà chính những chiếc xe bán tải quân sự Half track mới là xương sống cốt lõi của học thuyết Chiến tranh Chớp nhoáng. Tuy nhiên phần cốt lõi này chưa bao giờ được quân đội Đức quan tâm đúng mức.

Trong học thuyết Chiến tranh Chớp nhoáng của Đức, dù xe tăng đóng một vai trò trung tâm nhưng bộ binh vẫn là nhân tố chủ chốt để chiếm lĩnh trận địa, dọn dẹp các cụm phòng thủ của đối phương. Nguồn ảnh: Wiki.

Vấn đề là để bộ binh có được tốc độ hành quân bắt kịp xe tăng và có phương tiện bọc thép đủ dày để bộ binh đỡ bị tiêu hao trên đường áp sát địch thì cần có một loại phương tiện phù hợp hơn là xe tải chở quân. Để phục vụ cho mục đích đó, xe thiết giáp Half track (nửa bánh) mang tên Sd.Kfz 251 đã được quân đội Đức cho ra đời. Nguồn ảnh: Wiki.

Gọi là Half track - nửa bánh vì loại phương tiện này có cơ cấu chuyển động ở phía sau là bánh xích còn cơ cấu dẫn hướng ở phía trước lại là bánh lốp. Đây là kiểu thiết kế cực kỳ thông minh giúp Sd.Kfz. 251 có thể vượt địa hình tốt mà vẫn có thể di chuyển được với tốc độ cao. Nguồn ảnh: Tanker.

Bắt đầu phục vụ trong quân đội Đức từ năm 1939, tổng cộng đã có 15.000 chiếc Sd.Kfz. 251 từng được sản xuất. Tuy nhiên các sử gia cho rằng, con số này chỉ chiếm khoảng 10% số lượng thiết giáp chở quân loại Half track mà quân đội Đức cần để phục vụ cho các chiến dịch theo kiểu chiến tranh chớp nhoáng trong giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Tube.

Cũng may là sức mạnh của lực lượng tăng thiết giáp Đức giai đoạn đầu Chiến tranh Thế giới thứ hai là quá mạnh nên dù bộ binh Đức không được trang bị xe Sd.Kfz. 251 nhiều nhưng họ cũng đủ để họ triệt hạ mọi kẻ thù ở châu Âu thời gian đầu cuộc thế chiến. Nguồn ảnh: Panzer.

Để bù vào số lượng thiết giáp Sd.Kfz. 251 còn thiếu hụt do không thể sản xuất đủ, bộ binh Đức vẫn chủ yếu sử dụng xe tải để hành tiến trong những mũi tiến công xuyên tiền tuyến địch cùng lực lượng xe tăng, thiết giáp. Nguồn ảnh: Archive.

Có trọng lượng 7,8 tấn, xe thiết giáp Sd.Kfz. 251 dài 5,8 mét, cao 1,75 mét và rộng 2,1 mét. Loại thiết giáp này chứa được một lái xe, một liên lạc và 10 binh lính với đầy đủ trang bị - đúng với biên chế một tiểu đội của Đức quốc xã. Nguồn ảnh: Archive.

Được bọc thép dày chỉ từ 6 - 14,5mm, tuy nhiên vào thời gian đầu của cuộc chiến tranh, khi mà các loại vũ khí chống tăng còn chưa thực sự đa dạng thì độ dày này là đủ để thiết giáp chở quân Sd.Kfz. 251 có thể bảo vệ được toàn bộ kíp chiến đấu và lực lượng bộ binh bên trong. Nguồn ảnh: Archive.

Điểm đặc biệt của loại thiết giáp này đó là nó không có nóc, binh lính ngồi bên trong có thể thò ra chiến đấu với vũ khí cá nhân ngay cả khi xe đang di chuyển và đổ quân nhanh chóng bằng cách nhảy qua thành xe. Nguồn ảnh: Obv.

Ngoài ra, một vài phiên bản Sd.Kfz. 251 cũng được "độ" lại với việc mang theo pháo hoặc cối, biến chúng thành những phương tiện chiến đấu tự hành có hỏa lực cực mạnh khiến quân Đồng minh phải vất vả đối phó. Nguồn ảnh: IAcher.

Được trang bị một động cơ 99 sức ngựa của Maybach, Sd.Kfz. 251 có khả năng di chuyển với quãng đường tối đa 300 km và tốc độ tối đa lên tới 52,5 km - đây là tốc độ kém hơn nhiều so với xe tải nhưng cũng nhanh hơn so với các loại xe tăng thời đó của Đức. Nguồn ảnh: Wiki.

Một chiếc Sd.Kfz. 251 nguyên bản với phần nóc xe có cấu tạo là khung thép để binh lính căng bạt che mưa che nắng. Tuy nhiên do bộ phận này hơi cồng kềnh nên khi ra chiến trường nó thường được tháo ra. Nguồn ảnh: History.

Mời độc giả xem Video: Choáng vơi khả năng vượt địa hình cực khủng ủa thiết giáp chở quân Đức thời Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/dieu-gi-giup-duc-thanh-cong-voi-chien-tranh-chop-nhoang-1073947.html