Điều gì đã 'giết chết' những khẩu siêu pháo trong thế kỷ 21?

Trong quá khứ, đã từng có thời những khẩu siêu pháo với cỡ nòng cực lớn lên tới 800mm từng được xem như là thước đo cho mọi cường quốc quân sự.

Trong quá khứ, đã từng có thời những khẩu siêu pháovới cỡ nòng cực lớn lên tới 800mm được xem như là thước đo cho mọi cường quốc quân sự. Với cỡ nòng như vậy, mỗi viên đạn pháo của nó có trọng lượng lên tới hơn 7 tấn. Nguồn ảnh: Strange.

Trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ hai, với những tiến bộ khoa học vượt bậc, một loạt các loại vũ khí có hình dáng cực kỳ "dị" đã được ra đời nhằm phục vụ tiêu chí mạnh hơn, khỏe hơn, công phá lớn hơn và thậm chí là để... dọa đối phương. Nguồn ảnh: WWII.

Đi đầu thế giới trong việc sản xuất các loại vũ khí có cỡ nòng lớn, sức công phá mạnh vượt qua ngoài mọi quy chuẩn của thế giới thời bấy giờ là những loại vũ khí có "quốc tịch" Liên Xô và Đức. Nguồn ảnh: Quora.

Nếu như người Đức cho ra đời khẩu những siêu pháo 800mm nhưng độ cơ động lại cực kém, chỉ chạy được trên đường ray tàu hỏa thì những chiếc xe tăng với cỡ nòng 152 mm hay những khẩu pháo cỡ nòng 203 mm lại là cách Liên Xô đáp trả. Nguồn ảnh: Pinterest.

Hình ảnh không thể nào quên của khẩu pháo hạng nặng cỡ nòng 203 mm của Liên Xô khi tham gia chiến dịch "giải tỏa mặt bằng" đánh sập Berlin năm 1945. Nguồn ảnh: Last.

Mặc dù đi sau Liên Xô về các loại pháo cỡ lớn, tuy nhiên Đức lại đi đầu thế giới trong công nghệ tên lửa với những quả tên lửa V-1 và V-2. Khi đó, ít ai có thể tưởng tượng được rằng, những quả tên lửa này lại có thể đặt dấu chấm hết cho những khẩu pháo cỡ lớn trên toàn thế giới sau này. Nguồn ảnh: Rare.

Năm 1945, cả phía Mỹ lần Liên Xô đều thực hiện hai chiến dịch "ăn cắp chất xám" được coi là lớn bậc nhất trong lịch sử. Ở Mỹ, chiến dịch Paperclip (kẹp giấy) đã đưa 1600 nhà khoa học tên lửa từ Đức tới Mỹ; trong khi đó ở Liên Xô, chiến dịch mang tên Osoaviakhim đã đưa 2000 nhà khoa học tên lửa về Moscow. Cuộc chạy đua tên lửa của Mỹ và Liên Xô, trớ trêu thay lại được đặt nền móng bởi những nhà khoa học Đức. Nguồn ảnh: Dailymail.

Chỉ một năm sau đó, Mỹ đã cho ra đời một loại tên lửa mang mật danh Nike, đây được coi là tiền thân của quả tên lửa đất đối không, có dẫn đường đầu tiên trên thế giới. Nguồn ảnh: Wiki.

Ngay sau đó, một loạt các công nghệ tên lửa đã được ứng dụng trong ngành công nghiệp quốc phòng. Hàng loạt những quả tên lửa mang trong mình công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới đã được Liên Xô và Mỹ công bố. Nguồn ảnh: Raint.

Thậm chí, công nghệ tên lửa còn được ứng dụng cả vào trong việc chế tạo... xe tăng. Với sự phát triển nhanh và trong mọi lĩnh vực như vậy, dễ hiểu là những khẩu đại bác cỡ lớn đã bị ảnh hưởng rất nhiều từ công nghệ tên lửa trong giai đoạn này. Nguồn ảnh: Star.

Các thiết giáp hạm cũng dần dần được cho về hưu, thay vào đó là sự có mặt của những tàu khu trục với vài chục bệ phóng tên lửa, đảm bảo sức chiến đấu là tương đương hoặc hơn so với những thiết giáp hạm nhưng lại có giá thành đóng mới, giá thành hoạt động và kinh phí duy trì ít hơn nhiều so với những thiết giáp hạm khổng lồ. Nguồn ảnh: Cimsec.

Những khẩu pháo cỡ lớn, dần dần chìm vào dĩ vãng, không còn sức mạnh mang tính răn đe giữa các quốc gia với nhau và tất nhiên, khi đó, cỡ nòng trên những khẩu pháo này cũng giảm dần để phù hợp hơn với công việc tác chiến phối hợp với bộ binh. Nguồn ảnh: Youtube.

Pháo binh ngày nay, chỉ đóng vai trò là hỏa lực hổ trợ trên chiến trường, mang tính tấp cập để vùi dập một diện tích lớn trận tuyến của đối phương. Với những mục tiêu quan trọng, có giá trị hơn, tên lửa vẫn là lựa chọn số một. Nguồn ảnh: TG.

Mời độc giả xem video: Sức mạnh tên lửa V-2 của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. (Nguồn ảnh WW2 In Color)

Nhật Vi

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/dieu-gi-da-giet-chet-nhung-khau-sieu-phao-trong-the-ky-21-965162.html