Điều dưỡng người máy 'cứu' người già cô đơn

Từ năm 2022, các điều dưỡng người máy sẽ bổ sung cho sự thiếu hụt nhân viên điều dưỡng có kinh nghiệm chăm sóc người già cô đơn tại Mỹ, Nhật Bản...

Người máy có khả năng giao tiếp sẽ giúp người bệnh không bị cô đơn. Đó là lý do Trung tâm hợp tác nghiên cứu giao tiếp giữa người và robot RIKEN-TRI quyết định phát triển một người máy điều dưỡng có vẻ ngoài như một chú gấu bông lớn xác. Người máy tương tác hỗ trợ cơ thể (RIBA) còn được gọi là “Robear”(kết hợp giữa robot với teddy bear-gấu bông) có thể giúp người bệnh ngồi vào xe lăn hoặc vào giường, vì nó có những cánh tay mạnh cùng các thiết bị cảm ứng xúc giác.

Điều dưỡng thường giúp bệnh nhân ngồi, đứng, bước đi… hàng chục lần/ngày, vốn là những hoạt động gây mệt mỏi. “Robear” có thể giúp giảm nhẹ gánh nặng này, đồng thời tỏ ra dễ thương với người bệnh. “Robear” hiện ở giai đoạn “làm nháp”. Đội thiết kế muốn cải thiện bản thiết kế và chức năng hoạt động cũng như giảm giá thành sản phẩm...

 Người máy Robear - Ảnh : Daily Beast

Người máy Robear - Ảnh : Daily Beast

Hiện Hội khoa học quốc gia Mỹ đang chi 1 triệu USD để phát triển người máy điều dưỡng, nên trong tương lai sẽ có nhiều robot điều dưỡng ở các bệnh viện, viện dưỡng lão. Chúng sẽ giúp động viên, vỗ về người bệnh, nhưng điều quan trọng là chúng sẽ không quyết định quá trình chữa trị hoặc chẩn đoán (dù sau này bác sĩ người máy hoặc nhà phẫu thuật robot có thể làm các việc này). Thay vào đó, điều dưỡng người máy sẽ chỉ thực hiện việc khó và việc thường xuyên phải làm, giúp điều dưỡng tiếp cận bệnh nhân đang rất cần đến họ. Đây là một lĩnh vực nghề mà xem ra sự hội nhập của robot sẽ dẫn đến sự hợp tác, chứ không thay thế điều dưỡng

Người máy Actroid F thì giống hệt người, có chức năng làm bạn, trò chuyện với người bệnh. Đôi mắt nó có camera cho phép nhìn theo người bệnh và sử dụng các diễn tả nét mặt tương ứng cùng ngôn ngữ cơ thể khi giao tiếp.

Vậy thì điều dưỡng người máy là giải pháp mà Nhật Bản đi đầu, do Nhật có số người cao tuổi nhiều nhất thế giới. Đại học Công nghệ Toyohashi đã phát triển Terapio,một robot y tế lo phát thuốc, hoặc bám theo một bác sĩ hoặc một y tá, là những người có thể sử dụng người máy để thu thập và tiếp cận dữ liệu về bệnh nhân. Terapio giống một chiếc xe, không có hình dáng như người nhưng có đôi mắt thể hiện những cảm xúc khiến nó như có trách nhiệm.

Dạng người máy này chắc chắn sẽ là những robot đầu tiên được đưa vào các bệnh viện, vì nó có sự tương tác tối thiểu với bệnh nhân, làm việc với nhân viên y tế và có vẻ ngoài vô hại.

Điều dưỡng Actroid-f giống người thật - Ảnh : YouTube

Điều dưỡng người máy như Terapio cũng tỏ ra có ích ở các viện dưỡng lão. Như robot Ngọc Trai (Pearl) nhắc người bệnh uống thuốc, đi tắm và sẵn sàng chờ khám bệnh. Những người thiết kế Ngọc Trai cũng nỗ lực tránh không để người bệnh lệ thuộc “điều dưỡng robot” này: sự lập trình cho phép Ngọc Trai linh động và biết xử lý những tình hình, và nó cũng có tính năng ngày càng quan trọng là “làm bạn”với người bệnh.

Có thể kiểm soát các người máy hiện diện từ xa như MantaroBot, Vgo và Giraff, thông qua máy tính bảng,máy điện toán hoặc điện thoại từ xa, cho phép người nhà hoặc bác sĩ giám sát bệnh nhân từ xa hoặc trao đổi trực tuyến với người máy, thường là thông qua một màn hình có “mặt” của người máy.

Nguồn TGTT: https://thegioitiepthi.vn/dieu-duong-nguoi-may-cuu-nguoi-gia-co-don-160725.html