Điều chưa biết về Đoàn Cảnh sát cơ động Kỵ binh Việt Nam

Giống ngựa được Đoàn CSCĐ Kỵ binh sử dụng hiện nay là giống ngựa Mông Cổ nhập khẩu, giống ngựa này có kích thước khá nhỏ, chiều cao thấp, lông mượt. So với ngựa Châu Âu to lớn, ngựa Mông Cổ chạy nhanh hơn, ăn ít hơn, trọng tâm cũng thấp hơn, giúp người cưỡi dễ dàng giữ thăng bằng.

Mới đây, công chúng đã lần đầu được chứng kiến lực lượng Cảnh sát cơ động Kỵ binh xuất hiện trong buổi huấn luyện chuẩn bị cho lễ ra mắt đơn vị. Được biết, đơn vị đã được thành lập từ đầu năm 2020 nhưng mới chỉ đang trong quá trình xây dựng và sắp tới đây sẽ chính thức công bố trước toàn thể nhân dân. Ảnh: Đội hình Kỵ binh của lực lượng Cảnh sát cơ động.

Mới đây, công chúng đã lần đầu được chứng kiến lực lượng Cảnh sát cơ động Kỵ binh xuất hiện trong buổi huấn luyện chuẩn bị cho lễ ra mắt đơn vị. Được biết, đơn vị đã được thành lập từ đầu năm 2020 nhưng mới chỉ đang trong quá trình xây dựng và sắp tới đây sẽ chính thức công bố trước toàn thể nhân dân. Ảnh: Đội hình Kỵ binh của lực lượng Cảnh sát cơ động.

Đoàn Cảnh sát cơ động Kỵ binh nằm trong khuôn viên có diện tích khoảng 4ha, bao gồm cả khu nhà điều hành, ăn ở, sinh hoạt của cán bộ chiến sĩ, khu chuồng trại, bãi chăn thả, huấn luyện,… đây là nền tảng cơ sở vật chất cơ bản để đơn vị nuôi dưỡng, chăm sóc, huấn luyện đàn ngựa và phục vụ công tác chiến đấu. Ảnh: Chăm sóc ngựa tại Đoàn CSCĐ Kỵ binh. Nguồn: Công An Nhân Dân.

Đoàn CSCĐ Kỵ binh hiện đang đóng quân tại xã Bình Sơn, TP Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Trung tâm huấn luyện cũng đang có hơn 100 con ngựa, từ 2-4 tuổi. Trong đó có 70 con được đưa vào huấn luyện, số còn lại là ngựa giống để sinh sản. Ảnh: Công tác huấn luyện ngựa tại Đoàn CSCĐ Kỵ binh. Nguồn: Công An Nhân Dân

Trong quá khứ, chúng ta đã từng thành lập lực lượng kỵ binh trực thuộc Công an nhân dân vũ trang (ngày này là Bộ đội biên phòng), sử dụng giống ngựa do Liên Xô viện trợ. Tuy nhiên sau này, do thay đổi cơ chế và tổ chức, đàn ngựa Liên Xô đã bị thoái hóa dần. Ảnh: Chiến sĩ Công an nhân dân vũ trang huấn luyện với ngựa.

Giống ngựa được Đoàn CSCĐ Kỵ binh sử dụng hiện nay là giống ngựa Mông Cổ nhập khẩu, giống ngựa này có kích thước khá nhỏ, chiều cao thấp, lông mượt. So với ngựa Châu Âu to lớn, ngựa Mông Cổ chạy nhanh hơn, ăn ít hơn, trọng tâm cũng thấp hơn, giúp người cưỡi dễ dàng giữ thăng bằng. Đây là giống ngựa phù hợp với thể trạng người Á Đông cũng như khí hậu của nước ta, có khả năng cơ động tốt ở những địa hình hiểm trở. Ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hỏi han chiến sĩ và ngựa của Đoàn CSCĐ Kỵ Binh.

Đoàn CSCĐ Kỵ binh trong tương lai sẽ phục vụ vào các hoạt động diễu binh diễu hành, tuần tra kiểm soát, thực hiện nhiệm vụ giải tán đám đông, truy bắt tội phạm nhất là ở vùng sâu, vùng xa, khu vực đồi núi hiểm trở,… Ảnh: Đội hình diễu binh của Đoàn CSCĐ Kỵ binh trước quảng trường Ba Đình.

Ảnh: Các chiến sĩ và ngựa của Đoàn CSCĐ Kỵ binh tập kết trước khi thực hiện huấn luyện diễu binh.

Thực tế là hiện nay, rất nhiều lực lượng thực thi pháp luật trên thế giới vẫn đang duy trì đội kỵ binh trong để tuần tra trên đường phố. Ảnh: Cảnh sát Mỹ tuần tra với ngựa.

Việc sử dụng ngựa cho phép người cưỡi có tầm nhìn bao quát và rộng, có tốc độ nhanh trong việc truy đuổi tội phạm, cũng như trấn áp những cuộc bạo loạn quá khích vô cùng hiệu quả. Ảnh: Cảnh sát Mỹ sử dụng ngựa để ngăn chặn một cuộc biểu tình quá khích.

Việc thành lập Đoàn CSCĐ Kỵ binh và sắp tới đây là cả lực lượng Không quân trực thuộc Bộ Công An cho thấy những đầu tư mạnh mẽ cho lực lượng thi hành pháp luật của Việt Nam, nâng cao hơn nữa khả năng chiến đấu, tuần tra, trấn áp tội phạm của những đơn vị này được bao quát, rộng rãi hơn.

Video Cộng đồng mạng háo hức với những hình ảnh về Đoàn CSCĐ Kỵ binh Việt Nam - Nguồn: Truyền hình Cần Thơ

Hùng Dũng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/dieu-chua-biet-ve-doan-canh-sat-co-dong-ky-binh-viet-nam-1393769.html