Diễn đàn kinh doanh nông sản an toàn Hà Nội 2018, cơ hội kết nối cung – cầu

Sáng nay (12/9), tại tại Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (Số 20 - Thụy Khuê, quận Tây Hồ), Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch TP. Hà Nội (HPA) đã tổ chức Diễn đàn kinh doanh nông sản, rau an toàn năm 2018.

Những kinh nghiệm quý báu từ Nhật Bản

HPA đã phối hớp với Liên đoàn lao động Thành phố, Hội liên hiệp phụ nữ thành phố và Dự án Tăng cường độ tin cậy trong lĩnh vực sản xuất cây trồng an toàn tại khu vực miền Bắc (JICA) tổ chức. Cục trồng trọt Bộ Nông Nghiệp và PTNT. Đơn vị bảo trợ thông tin là Báo Kinh tế & Đô thị.

Tổng Biên tập báo Kinh tế&Đô thị Nguyễn Minh Đức điều phối phiên thảo luận giữa DN với cơ quan quản lý

Toàn cảnh tại Diễn đàn.

Diễn đàn đã thu hút hoảng 300 đại biểu là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nông sản, rau an toàn, nhà phân phối kinh doanh, các bếp ăn thuộc các trường học, khu công nghiệp, nhà hàng... trên địa bàn Hà Nội và 6 tỉnh, thành phố phía Bắc.

Theo ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt Bộ NN&PTNT: Thực trạng sản xuất và phân phối nông sản, rau an toàn tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng còn rất nhỏ lẻ về quy mô. Sản lượng và thu nhập trên diện tích đất canh tác chưa cao. Trong đó, nguồn giống sạch mỗi năm Việt Nam phải nhập 550 triệu USD. Chuỗi cung ứng cũng bị hạn chế bởi địa phương, vùng miền.

Bà Nguyễn Mai Anh, Phó Giám đốc Trung tâm xúc tiến, đầu tư, thương mại, du lịch giới thiệu về trang nongsanantoanhanoi.gov.vn.

Bà Manyia Chiyo, đồng Trưởng nhóm tư vấn – Chuyên gia thị trường Jica (Nhật Bản) tại gian trưng bày sản phẩm.

Bà Manyia Chiyo, đồng Trưởng nhóm tư vấn – Chuyên gia thị trường Jica (Nhật Bản), chia sẻ: Những năm 1960 – 1970 tình trạng của sản xuất nông sản, rau của Nhật Bản cũng giống Việt Nam hiện nay. Chủ yếu sản xuất ra và phân phối qua chợ đầu mối. Ở đây một số nông sản thiếu sản lượng cung ứng bị ép giá lên rất cao. Do đó, Nhật Bản đưa ra giải pháp ổn định giá bán rau và nguồn cung trên thị trường cả nước. Chính sách của Chính phủ ưu tiên cho sản xuất, phân phối , tiếp thị rau. Sản xuất theo công nghệ cao và rau chế biến. Khâu quan trọng là tiếp thị nhằm xây dựng thương hiệu cho nông sản, rau để người tiêu dùng biết đâu là sản phẩm đảo bảo cho sức khỏe con người và bảo vệ môi trường. Đến nay 50% sản lượng sản xuất rau của Nhật Bản bán theo chuỗi sản xuất, phân phối an toàn.

Kết nối sản xuất đến tiêu dùng

Tổng Biên tập Báo Kinh tế&Đô thị Nguyễn Minh Đức và đại biểu truy xuất nguồn gốc rau an toàn tại hội nghị

Theo bà Nguyễn Mai Anh, Phó Giám đốc Trung tâm xúc tiến, đầu tư, thương mại, du lịch: Để đưa nông sản đến gần với người tiêu dùng hơn, HPA đã giới thiệu trang website: nongsanantoanhanoi.gov.vn. Đây là nơi để các DN, hợp tác xã (HTX) sản xuất, nhà phân phối, người tiêu dùng tìm hiểu về sản phẩn nông sản, rau an toàn. Trong đó, các đơn vị, HTX sản xuất có thể quản bá sản phẩm, xúc tiến thương mại, kết nối cung – cầu. Tại đây, mọi người có thể tìm thấy danh sách đơn vị sản xuất nông sản, rau an toàn và nhà phân phối…

Doanh nghiệp kết nối tiêu thụ rau an toàn tại diễn đàn

Đặc biệt, Diễn đàn kinh doanh nông sản, rau an toàn trên địa bàn TP.Hà Nội năm 2018 đã tập trung thảo luận với 2 chuyên đề, gồm: Kết nối xúc tiến thương mại sản xuất kinh doanh và tiêu thụ nông sản, rau an toàn trên địa bàn Hà Nội thông qua trang web https://nongsanantoanhanoi.gov.vn – Trang web do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội xây dựng với sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhóm dự án thuộc Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản – JICA; Nâng cao nhận thức và vai trò tham gia kết nối tiêu thụ của người tiêu dùng Thủ đô thông qua các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội. Theo bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Phó Chi cục ATTP Hà Nội, từ 2013 đến nay Hà Nội đã ký biên bản ghi nhớ với 21 tỉnh thành phố cũng ứng chuổi sản phẩm nông sản, rau an toàn trên địa bàn với trên 400 chuỗi.

Tổng Biên tập Báo Kinh tế&Đô thị Nguyễn Minh Đức và đại biểu tại hội nghị

Đại diện của Liên đoàn Lao động TP, Hội Liên hiệp Phụ nữ, cho rằng: Thông qua các tổ chức chính trị xã hội là kênh tin cận của người tiêu dùng để các DN phân phối hàng hóa. Tuy nhiên, đối với các bếp ăn tại khu công nghiệp thì rau an toàn khó vào được vì giá thành cao. Người tiêu dùng còn tiện đâu mua đó, chưa có ý thức bảo vệ sức khỏe của mình và mọi người trong gia đình.

Thông qua diễn đàn này, đơn vị tổ chức và các cơ quan quản lý nhà nước mong muốn nâng cao ý thức, nhận thức của những người sản xuất, phân phối nông sản an toàn; tăng cường kỹ năng nhận diện sản phẩm an toàn và kênh phân phối uy tín. Đồng thời, là dịp chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh nông sản, rau an toàn giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố, giữa Nhật Bản và Hà Nội, từ đó thiết lập các chuỗi cung ứng nông sản an toàn có chất lượng, bền vững. Đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông sản để ngưởi tiêu dùng nắm được thông tin đâu là sản phẩm an toàn và đơn vị sản xuất, phân phối những sản phẩm nông sản, rau an toàn. Các DN, HTX sản xuất đánh giá cao Diễn đàn này, mở ra cơ hội để các nhà sản xuất gặp gỡ được các đơn vị phân phối, cơ sở bếp ăn để tiêu thụ nông sản.

Các gian hàng của Hà Nội giới thiệu tại đây.

Tại đây đã có 40 bàn trưng bày sản phẩm nông sản, rau an toàn của các DN và HTX trên địa bàn Hà Nội, các tỉnh lân cận, nhằm quảng bá sản phẩm, kết nối kinh doanh tại Hà Nội và khu vực các tỉnh lân cận thuộc Dự án Jica. Một số DN đã chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh và kết nối cung – cầu sản phẩm. Một số công cụ phục vụ cho sản xuất rau an toàn cũng được giới thiệu tại đây.

Bích Hời-Ảnh: Hoài Nam

Nguồn KTĐT: http://kinhtedothi.vn/dien-dan-kinh-doanh-nong-san-an-toan-ha-noi-2018-co-hoi-ket-noi-cung-cau-325046.html