Điện Biên Phủ năm 1992 qua ống kính nhiếp ảnh gia Đức

Cùng nhiếp ảnh gia người Đức Hans-Peter Grumpe khám phá những dấu tích của Chiến dịch Điện Biên Phủ trong chuyến thăm thị xã Điện Biên Phủ mùa hè năm 1992.

Cảnh quan trên đường từ Sơn La đến Điện Biên Phủ năm 1992. Theo lời nhiếp ảnh gia Grumpe, với thời gian này khu vực Tây Bắc còn hạn chế người nước ngoài qua lại. Để được đến Điện Biên Phủ, ông phải xin giấy phép của cơ quan công an. Ảnh: Hpgrumpe.de.

Đường đến Điện Biên Phủ đầu những năm 1990 còn rất khó đi. Ảnh: Hpgrumpe.de.

Nghỉ chân khi còn cách Điện Biên Phủ 31 km. Ảnh: Hpgrumpe.de.

Một cung đường đầy thử thách ngay trước khi đến Điện Biên Phủ. Ảnh: Hpgrumpe.de.

Một góc thị xã Điện Biên Phủ nhìn từ đồi A1, nơi diễn ra trận đánh ác liệt nhất trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Ảnh: Hpgrumpe.de.

Dù được nâng cấp từ thị trấn thành thị xã từ tháng 4/1992, Điện Biên Phủ lúc này vẫn còn khá hoang sơ. Ảnh: Hpgrumpe.de.

Mộ của 4 chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam hi sinh rạng sáng 1/4/1954 trên đồi A1. Bên cạnh là một xe tăng hạng nhẹ của Pháp, ngày nay vẫn còn được trưng bày trên đồi A1. Ảnh: Hpgrumpe.de.

Khu hầm chỉ huy cứ điểm của quân Pháp trên đồi A1. Ảnh: Hpgrumpe.de.

Hầm De Castries nằm giữa một khu vực hoang vu, ngày nay xung quanh đã là nhà cửa, đường xá. Ảnh: Hpgrumpe.de.

Biểu tượng chiến thắng gắn trên tầng thượng Bảo tàng Điện Biên Phủ. Ảnh: Hpgrumpe.de.

Các loại vũ khí trong Chiến dịch Điện Biên Phủ được trưng bày tại bảo tàng. Ảnh: Hpgrumpe.de.

Các loại vũ khí trong Chiến dịch Điện Biên Phủ được trưng bày tại bảo tàng. Ảnh: Hpgrumpe.de.

Cuộc sống bình yên ở nơi từng là chiến trường khốc liệt. Ảnh: Hpgrumpe.de.

Trên đường đến chợ Điện Biên Phủ. Ảnh: Hpgrumpe.de.

Mời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/dien-bien-phu-nam-1992-qua-ong-kinh-nhiep-anh-gia-duc-1047204.html