Điện Biên: Hàng chục nghìn du khách nườm nượp kéo về đền Hoàng Công Chất cầu bình an

Ở Điện Biên, đền Hoàng Công Chất hay còn gọi là Thành Bản Phủ là nơi mà nhân dân địa phương cho rằng là nơi thiêng liêng nhất. Trong những ngày Tết, hàng chục nghìn người dân trong vùng và du khách thập phương kéo về đây để cầu mong năm mới thuận hòa, gia đạo được bình an.

Đền Hoàng Công Chất luôn đông khách thập phương

Đền Hoàng Công Chất luôn đông khách thập phương

Di tích Thành Bản Phủ thuộc xã Noọng Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên được xây dựng từ năm 1758 đến năm 1762, rộng hơn 80 mẫu, dựa lưng vào sông Nậm Rốm; chân thành rộng 15m, mặt thành rộng 5m, cao 15m; tường thành đắp bằng đất, trồng tre gai đem từ miền Tây Thanh Hóa, hào sâu rộng 4 - 5 thước.

Nhiều quầy bày bán đồ lễ trước cổng đền

Trong thế kỷ 18, sau khi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại triều đình Lê - Trịnh tại vùng đất thuộc Thái Bình ngày nay, tướng quân Hoàng Công Chất đã đưa nghĩa quân lên vùng Tây Bắc, liên kết, phối hợp với 2 tướng địa phương là tướng Ngải, tướng Khanh lãnh đạo nhân dân đánh bại cuộc xâm lược của giặc Phẻ, giải phóng hoàn toàn đất Mường Thanh.

Để tưởng nhớ công lao to lớn của ông, tại thành Bản Phủ, người dân đã lập đền thờ vị thủ lĩnh nông dân Hoàng Công Chất, người có công lao to lớn trong cuộc đấu tranh đánh đuổi giặc Phẻ, bảo vệ bản Mường.

Nhiều gia đình đến từ đếm 30 Tết để cầu bình an và may mắn

Những năm qua, di tích Thành Bản Phủ - đền thờ Hoàng Công Chất đã từng bước được giữ gìn, bảo vệ và tôn tạo, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử, văn hóa của du khách trong và ngoài tỉnh.

Đặc biệt, Lễ hội đền Hoàng Công Chất đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản phi vật thể quốc gia năm 2015. Lễ hội được tổ chức trong các ngày 24-25/2 âm lịch (ngày giỗ của thủ lĩnh Hoàng Công Chất) là sự kiện quan trọng nhất trong năm của đền.

Các phụ huynh đưa con đến đền cầu mong con cháu được chăm ngoan, học giỏi, thi cử đỗ đạt

Nhiều gia đình lưu lại kỷ niệm khi đặt chân dưới gốc cây cổ thụ (đa, đề, si), tượng trưng cho tinh thần đoàn kết các dân tộc

Sáng mùng 3 Tết, du khách vẫn nườm nượp tới đến dâng hương

Ở đền không có trò chơi đỏ đen

Hơn 20 hàng quán dựng lên phục vụ du khách

Nhiều gia đình tranh thủ mua nông sản

Ban quan lý đền đã huy động các nhà tài trợ ủng hộ nước uống miễn phí phục vụ du khách

Nộm da trâu, món ăn địa phương được nhiều du khách sử dụng

"Kin xổm" (theo tiếng dân tộc Thái nghĩa là ăn chua), món ăn bao gồm": Bắp cải, nhót xanh, lá tỏi, gừng, rau mùi và nước chấm. Món ăn "gây nghiện" đối với đồng bào Tây Bắc

Người dân xã Noong Hẹt phấn khởi bởi hàng quán luôn đắt khách

Thịt nướng lá chuối, món ăn không thể thiếu trong mâm cơm của đồng bào Thái Tây Bắc

Thịt nướng và thịt xiên nướng là một trong những đặc sản đối với đồng bào vùng cao với nhiều gia vị đặc trưng

Mỗi quầy hàng xuất bán khoảng 100 xiên thịt nướng mỗi ngày, thu về từ 1,5 - 2 triệu đồng/ngày.

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/thoi-su/dien-bien-hang-chuc-nghin-du-khach-nuom-nuop-keo-ve-den-hoang-cong-chat-cau-binh-an-4061400-v.html