Diễn biến ảnh hưởng của Nga từ căng thẳng leo thang giữa Armenia và Azerbaijan

Việc thông qua lệnh ngừng bắn giữa Armenia và Azerbaijan cho thấy Nga không hề có sự chuẩn bị cho các thách thức trước đó.

Động thái tiếp tục tấn công giữa Armenia và Azerbaijan đã phá vỡ lệnh ngừng bắn do Nga làm trung gian vào cuối tuần qua, đánh dấu tín hiệu Ankara đang đi ngược lại với mong muốn của Moscow.

Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

Theo Asia Times, Nga được cho là chưa chuẩn bị cho động thái bất ngờ này trong vai trò và vị thế của mình sau cuộc đàm phán kéo dài 10 tiếng ở Moscow.

Lực lượng Azerbaijan đã tiến hành sử dụng máy bay không người lái của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ trong các cuộc tấn công. Mức độ nghiêm trọng diễn ra khi có sự thay đổi trong chiến thuật ít sử dụng cuộc tấn công trên mặt đất và chỉ sử dụng cuộc tấn công bằng pháo cũng như tên lửa vào các thành phố và thị trấn của Karabakh. Điều này đã dẫn đến thương vong và thiệt hại dân sự nhiều hơn ở Karabakh.

Trước việc tổn thất giữa người và của cải ngày càng tăng, hai bên dường như chỉ còn có cơ hội ngắn ngủi để đạt được lệnh ngừng bắn cần thiết.

Nga vào cuộc

Vào đêm ngày 8/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan và Tổng thống Azerbaijan - Ilham Aliyev đã thống nhất cuộc gặp cấp cao giữa các ngoại trưởng ba nước diễn ra vào ngày tiếp theo tại Moscow.

Cùng với Pháp và Mỹ, Nga là một trong các quốc gia đồng chủ tịch của Nhóm Minsk - do OSCE (Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu) thành lập và được trao quyền hòa giải xung đột Karabakh.

Sau cuộc họp kéo dài 10 tiếng căng thẳng giữa Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov với các quan chức của Armenia và Azerbaijan, lệnh ngừng bắn đã có hiệu lực vào ngày 10/10. Mặc dù đây không phải là lệnh ngừng bắn chính thức nhưng thỏa thuận ngừng bắn được đánh giá là bước đột phá quan trọng. Đây cũng được xem là bước tiến ảnh hưởng quan trọng của Nga – một cách để khẳng định lại quyền kiểm soát và ảnh hưởng khu vực.

Là một phần của thỏa thuận, các bộ trưởng Armenia và Azerbaijan đã đồng ý cam kết bốn điều khoản. Đầu tiên, hai bên chấp nhận các điều khoản trong đề xuất của Nga về việc chấm dứt chiến tranh cho phép trao đổi tù binh chiến tranh và tìm kiếm hài cốt những người lính đã ngã xuống từ chiến trường có sự hỗ trợ từ Hội Chữ thập đỏ quốc tế.

Theo Asia Times, thời gian dừng lại sau các hoạt động chiến đấu có thể được xem là điểm thỏa thuận dễ dàng nhất vì mỗi bên đều lo lắng hậu quả từ xung đột. Trước mật độ chiến đấu như vậy, động thái từ chối hoạt động nhân đạo sẽ là vô trách nhiệm.

Các cam kết tổ chức cuộc đàm phán bố sung liên quan đến các thông số cụ thể của lệnh ngừng bắn có thể mang lại tín hiệu tích cực mặc dù chưa có thời hạn hay khung thời gian rõ ràng. Điểm quan trọng tiếp theo của thỏa thuận là quay lại các cuộc đàm phán đồng thời tái khẳng định tính ưu việt của mô hình hòa giải hiện có của OSCE.

Tuy nhiên, khả năng này không cao để có thể đạt được tiến trình hòa bình giữa các căng thẳng leo thang gia tăng giữa Azerbaijan và Armenia.

Bất chấp sự đầu tư ngoại giao của Nga, việc chấm dứt thỏa thuận thù địch xuất phát từ hội nghị thượng đỉnh ở Moscow kéo dài hơn 3 tiếng.

Tính đến chiều ngày 10/10, lực lượng Azerbaijan vẫn tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái ở các khu vực phía bắc và tây nam Karabakh với ý định đẩy mạnh và tăng cường tiêu diệt các đơn vị thiết giáp và cơ sở phòng không bên trong Karrabakh. Bất chấp lệnh ngừng bắn, các hoạt động chiến đấu vẫn tiếp tục tăng cường và mở rộng, bao gồm cả việc nối lại các cuộc tấn công bằng đạn pháo cũng như tên lửa.

Ngoài quyết định của Azerbaijan từ chối thông qua ngừng bắn thì trở ngại lớn hơn là đến từ Thổ Nhĩ Kỳ khi nước này vẫn tiếp tục hậu thuẫn Azerbaijan thực hiện các cuộc tấn công.

Điều đó cho rằng Azerbaijan không hề quan tâm đến lệnh ngừng bắn mà chỉ là tạm thời ngưng bắn.

Giới quan sát nhận định, lệnh ngừng bắn đã bị hủy bỏ vì một số lý do. Đầu tiên là việc thiếu yếu tố ràng buộc của hiệp định dẫn đến không tìm được sự thống nhất giữa các bên. Thứ hai, có rất ít ràng buộc thông qua lệnh trừng phạt nếu các bên tham gia vi phạm.

Động thái vi phạm sau lệnh ngừng bắn của Azerbaijan đến hiện tại vẫn chưa phải chịu trừng phạt.

Theo các chuyên gia, đây có thể là yếu tố quan trọng không thể khiến Azerbaijan ngừng tấn công quân sự. Điều đó cho thấy nỗ lực không thành công của Nga trong vai trò trung gian lần này.

Có được sự hậu thuẫn của Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan dường như có được tự tin thúc đẩy các cuộc chiến đấu. Từ góc độ mơ hồ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, rõ ràng Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục kéo dài chiến tranh. Trong không gian chiến đấu mở rộng nhằm triển khai sức mạnh và khí tài chưa từng có, tháng 10 có thể tiếp tục trải qua các cuộc chiến pháo đạn mà chưa thể có được lệnh ngừng bắn chính thức.

Hồng Nhung

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/dien-bien-anh-huong-cua-nga-tu-cang-thang-leo-thang-giua-armenia-va-azerbaijan-20201014104810075.htm