Điểm yếu trong âm mưu biến Biển Đông thành căn cứ tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc

Nhiều năm qua, công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc chủ yếu phụ thuộc vào công nghệ của Nga và phương Tây, có tính chất sao chép, chắp vá; do vậy tàu ngầm Trung Quốc còn kém xa Mỹ, buộc Trung Quốc phải tìm các giải pháp, mới có khả năng đối đầu phương Tây.

Theo các chuyên gia quân sự Mỹ, các tàu ngầm hạt nhân chiến lược (SSBN) mang tên lửa đạn đạo, trong đó có tàu ngầm Type 094 lớp Tấn, được Trung Quốc coi là thành tố quan trọng về năng lực trả đũa hạt nhân của nước này. Ảnh: Tàu ngầm Type 094 của Trung Quốc - Nguồn: Wikipedia.

Theo các chuyên gia quân sự Mỹ, các tàu ngầm hạt nhân chiến lược (SSBN) mang tên lửa đạn đạo, trong đó có tàu ngầm Type 094 lớp Tấn, được Trung Quốc coi là thành tố quan trọng về năng lực trả đũa hạt nhân của nước này. Ảnh: Tàu ngầm Type 094 của Trung Quốc - Nguồn: Wikipedia.

Cũng theo một báo cáo của Phòng Tình báo Hải quân Mỹ (ONI), dù tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn là một bước tiến mạnh trong nỗ lực phát triển khả năng răn đe hạt nhân của Bắc Kinh, nhưng SSBN vẫn tổn tại 4 điểm yếu rất lớn, mà Mỹ có thể triệt để lợi dụng để tiến công phủ đầu. Ảnh: Tàu ngầm Type 094 của Trung Quốc - Nguồn: Wikipedia.

Điểu yếu đầu tiên đó là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (SLBM) mang tên lửa JL-2, trang bị trên tàu ngầm Type 094 có tầm bắn tương đối ngắn, ước tính cự ly tối đa khoảng 7.400km. Ảnh: Tên lửa JL-2 phóng từ tàu ngầm hạt nhân lớp Type 094.

Để tiến công tới lục địa Mỹ bằng JL-2, tàu ngầm Trung Quốc buộc phải đi qua một số chốt chặn để tiến vào Thái Bình Dương; trong khi, công nghệ tàng hình của Type 094 không cao, dễ dàng bị các hệ thống tác chiến chống ngầm (ASW) của Mỹ và đồng minh phát hiện. Ảnh: Tên lửa JL-2 phóng từ tàu ngầm hạt nhân lớp Type 094.

Bên cạnh đó, tàu ngầm Type 094 vẫn còn tồn tại một số lỗi cơ bản về thiết kế, như khoang tên lửa có thể tích lớn ở phía đuôi và cửa xả nước được tích hợp vào khoang, nên dễ bị hệ thống định vị thủy âm phát hiện. ONI cũng cho rằng, tàu ngầm Type 094 có độ ồn lớn hơn các tàu ngầm lớp Delta III của Nga chế tạo từ thập niên 1970, khiến nó dễ bị lộ trước hệ thống thủy âm của Mỹ và đổng minh.

Điểm yếu thứ hai, theo các chuyên gia, ngay cả khi các cải tiến kỹ thuật giúp tàu ngầm Type 094 tránh được sự theo dõi của các thiết bị chống ngầm tối tân của Mỹ, nhưng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ (BMD) vẫn có khả năng ngăn chặn được hầu hết tên lửa JL-2 phóng từ các địa điểm khả thi như vịnh Bột Hải và Biển Đông, nhờ Mỹ có các hệ thống radar phòng thủ Aegis. Ảnh: Radar AN/SPY-1D trên tàu khu trục USS Waye E.Meyer (DDG-108) trong chuyến thăm Việt Nam năm 2018 - Nguồn: Hải An/Zingnews.

Khi tàu ngầm Type 094 phóng tên lửa JL-2, các hệ thống Aegis triển khai gần bờ biển Trung Quốc sẽ phát hiện được ngay, đồng thời kích hoạt tên lửa đánh chặn SM-3 và chỉ cần sau 5 giây nó được phóng lên để phá hủy JL-2. Ảnh: Tên lửa SM-3 Block IB được bắn từ tàu USS Lake Erie của Hải quân Mỹ - Nguồn: USMDA.

Hiện nay, ngoài việc triển khai bổ sung các tên lửa đánh chặn SM-3 ngoài khơi và điểm đánh chặn mặt đất (GBI) ở California và Alaska, Lầu Năm Góc còn có kế hoạch triển khai hệ thống SM-3 Block IIA ở một số địa điểm để có thể đánh chặn mọi tên lửa của Trung Quốc. Ảnh: Hải quân Mỹ phóng tên lửa SM-3 Block IB - Nguồn: USNavy.

Điểm yếu thứ ba, Hải quân Trung Quốc còn thiếu kinh nghiệm trong việc duy trì lực lượng tuần tra, răn đe đối phương trên các đại dương. Bắc Kinh vốn có truyền thống chỉ dựa vào các tên lửa liên lục địa trên mặt đất để thể hiện khả năng răn đe.

Vì vậy, chỉ huy các tàu ngầm Type 094 của Hải quân Trung Quốc chưa được huấn luyện nhiều về quá trình kiểm soát và phóng tên lửa trong trường hợp xảy ra khủng hoảng và xung đột.

Điểm yếu thứ tư đó là, Bắc Kinh đang phải đối mặt với những rào cản kỹ thuật trong việc thiết lập hệ thống chỉ huy và kiểm soát (C2) giành cho các tàu ngầm tên lửa đạn đạo của nước này.

Hiện Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn trong triển khai C2 là hệ thống liên lạc hiện đại giữa các lãnh đạo cấp cao ở đại lục với các chỉ huy tàu ngầm, trong việc chấp hành mệnh lệnh khai hỏa tên lửa từ tàu ngầm, trong trường hợp cần thiết.

Theo các chuyên gia quân sự, trong 4 điểm yếu trên, thì hạn chế về tầm bắn của vũ khí và khả năng tàng hình là điểm yếu cốt tử, buộc Bắc Kinh phải tìm địa điểm lý tưởng để bảo vệ tàu ngầm trước khả năng săn tìm của tàu ngầm, máy bay chống ngầm Mỹ và đồng minh. Ảnh: Một căn cứ tàu ngầm của Trung Quốc.

Như vậy rất có khả năng Trung Quốc sẽ xây dựng căn cứ tàu ngầm và triển khai các trận địa tên lửa phòng không HQ-9, thiết lập căn cứ không quân trên các đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông; vì Biển Đông có nơi sâu đến hàng nghìn mét, với nhiều “rãnh núi ngầm” bên dưới, giúp tàu ngầm Trung Quốc có thể dễ dàng ẩn nấp mà không bị phát hiện. Ảnh: Một căn cứ tàu ngầm của Trung Quốc.

Việc Trung Quốc đặt căn cứ tàu ngầm lớn nhất của mình trên đảo Hải Nam, tiếp giáp Biển Đông, cho thấy một thực tế là nước này đã chuẩn bị để đưa tàu ngầm hạt nhân xuống vùng biển này từ nhiều năm trước. Ảnh: Một căn cứ tàu ngầm của Trung Quốc.

Các hành động bồi lấp đảo nhân tạo, xây dựng công trình quân sự phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông trong những năm gần đây, bị thế giới lên án. Tuy nhiên, bỏ qua tất cả, Bắc Kinh vẫn hành động, bởi họ cho rằng, những lợi ích của việc có một địa điểm trú ẩn và hoạt động an toàn cho hạm đội tàu ngầm hạt nhân, quan trọng hơn phản ứng của thế giới đối với cách hành xử tiêu cực của họ. Ảnh: Một căn cứ tàu ngầm của Trung Quốc.

Video Tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Seawolf của Hải quân Mỹ - Nguồn: QPVN

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/diem-yeu-trong-am-muu-bien-bien-dong-thanh-can-cu-tau-ngam-hat-nhan-trung-quoc-1402077.html