Điểm yếu chí tử có thể khiến xe tăng T-72B3 bị tiêu diệt trong nháy mắt

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B3 sẽ giữ vai trò xương sống của lực lượng tăng thiết giáp Nga trong khi chờ đợi T-14 Armata đi vào sản xuất hàng loạt. Tuy nhiên, Nga bị chê cẩu thả khi lắp giáp phản ứng nổ cho T-72B3...

 Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga, ông Yuri Borisov mới đây thông báo rằng quân đội nước này chưa cần chế tạo hàng loạt T-14 Armata do các xe tăng T-72B3 nâng cấp vẫn đảm nhiệm tốt vai trò tác chiến.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga, ông Yuri Borisov mới đây thông báo rằng quân đội nước này chưa cần chế tạo hàng loạt T-14 Armata do các xe tăng T-72B3 nâng cấp vẫn đảm nhiệm tốt vai trò tác chiến.

T-72B3 là phiên bản hiện đại hóa toàn diện từ dòng T-72B ra đời từ thời Liên Xô bằng việc tích hợp cho nó các hệ thống điện tử hiện đại đi kèm với gia cố khả năng phòng vệ.

T-72B3 được trang bị pháo nòng trơn 2A46-M5 cỡ 125 mm và kính ngắm quang điện tử Sosna-U, đây là các thiết bị cũng sử dụng trên T-90 khiến cho thực chất sức mạnh của T-72B3 và T-90A là tương đồng.

Hơn thế nữa, các xe tăng T-72B3 còn được gia cố mức độ vững chắc thông qua việc tích hợp thêm các module giáp phản ứng nổ Kontakt 5 bao quanh tháp pháo cùng với bộ giáp lồng và giáp hông thế hệ mới.

Sau nâng cấp, xe tăng T-72B3 được cho là đủ sức đối đầu với mọi loại chiến xa hiện đại nhất thế giới hiện nay, tuy nhiên ngay trong lúc này các chuyên gia quân sự Nga đã chỉ ra một nhược điểm cực lớn của T-72B3 có thể khiến nó bị tiêu diệt dễ dàng trên chiến trường.

Hệ thống giáp phản ứng nổ Kontakt 5 bao quanh tháp pháo T-72B3 được cấu thành từ các khối nổ 4C22 đặt nghiêng, nhưng không hiểu vì lý do gì mà người Nga lại để cho nó có khoảng hở lớn đến vậy?

Điều này bị phàn nàn là một sự cẩu thả của nhà sản xuất, bởi vì các xe tăng khác của Nga không mắc phải nhược điểm trên, ví dụ như trên phiên bản nâng cấp khác của T-72 là T-72M1M thì các khối nổ 4C22 đều kín khít.

Tương tự như vậy, các xe tăng chiến đấu chủ lực T-80BVM được nâng cấp cùng đợt với T-72B3, hay T-90M Proryv-3 sản xuất mới đều không thấy xuất hiện điểm yếu này.

Khi một viên đạn xuyên động năng với lõi đạn rất nhỏ đánh trúng vị trí kẽ hở giữa các khối nổ 4C22 thì phần giáp thô bảo vệ tháp pháo T-72B3 sẽ chẳng thể chống đỡ nổi sức xuyên lên tới trên 750 mm của nó.

Nhìn sang các gói nâng cấp T-72 và T-64 do Ukraine thực hiện thì càng nhận thấy rõ nhược điểm về khoảng hở của các module giáp 4C22 trên tháp pháo xe tăng T-72B3.

Đã có rất nhiều ý kiến yêu cầu các cơ sở đang tiến hành hiện đại hóa T-72B3 phải sắp xếp lại các phiến giáp phản ứng nổ thật kín khít như T-72M1M hay tối thiểu như T-72BM Rogatka nhưng chẳng hiểu sao đề nghị này chưa được đáp ứng.

Có thể người Nga cho rằng xác suất đạn xuyên bắn trúng khoảng hở của các phiến giáp là tương đối thấp nên không cần thực hiện thay đổi, nếu như vậy thì quả thực quá chủ quan.

Hiện nay trong tay Quân đội Mỹ và NATO có rất nhiều vũ khí với độ chính xác cao, đủ sức khai thác điểm yếu này của T-72B3, nhưng kể cả chẳng phải vì yếu tố này thì nhà sản xuất cũng không nên chủ quan như vậy.

Sẽ là một bi kịch lớn cho kíp điều khiển chiếc T-72B3 trong trường hợp đối phương khai thác đúng điểm yếu trên, lúc đó không hiểu các nhà máy tiến hành hiện đại hóa T-72B3 sẽ nghĩ sao khi mà nguy cơ đã được cảnh báo rất nhiều lần.

Việt Dũng

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/anh-diem-yeu-chi-tu-co-the-khien-xe-tang-t72b3-bi-tieu-diet-trong-nhay-mat/780584.antd