Diêm Thống Nhất và những thương hiệu vang bóng 1 thời nay đã lụi tàn

Không riêng gì diêm Thống Nhất, nhiều thương hiệu xưa từng được xem là 'ông lớn' trong các lĩnh vực kinh doanh nay cũng phải đối mặt cạnh tranh trên thị trường và dần lui vào dĩ vãng.

Mới đây, Công ty CP Diêm Thống Nhất vừa thông qua việc "khai tử" dòng sản phẩm diêm mang thương hiệu Thống Nhất có hình chim bồ câu trắng trên nền trời xanh sau 63 năm. Ảnh: Zing.

Mới đây, Công ty CP Diêm Thống Nhất vừa thông qua việc "khai tử" dòng sản phẩm diêm mang thương hiệu Thống Nhất có hình chim bồ câu trắng trên nền trời xanh sau 63 năm. Ảnh: Zing.

Những năm 1990 trở về trước, khi điện vẫn còn thiếu, que diêm Thống Nhất là một sản phẩm không thể thiếu trong các gia đình Việt Nam. Ảnh: Diemthongnhat.

Tuy nhiên, sản lượng diêm hộp của Diêm Thống Nhất năm 2018 đã giảm gần một nửa so với 10 năm trước khi nhu cầu hạn chế và các sản phẩm tạo lửa trên thị trường ngày càng đa dạng. Ảnh: Internet.

Kem đánh răng Dạ Lan của Công ty Hóa mỹ phẩm Sơn Hải do ông Trịnh Thành Nhơn phối hợp với kỹ sư Lưu Trung Nghĩa gây dựng và nổi như cồn vào đầu những năm 1990. Ảnh: Internet.

Từ năm 1993 đến 1995, Dạ Lan là nhãn hiệu chiếm tới 30% thị phần kem đánh răng ở Việt Nam, chỉ sau kem đánh răng P/S (chiếm hơn 65%). Dạ Lan còn được xuất khẩu sang Campuchia, Lào và Trung Quốc. Ảnh: Internet.

Năm 1995, Tập đoàn Colgate (Mỹ) mua thương hiệu với giá 3 triệu USD dưới hình thức liên doanh, trong khi định giá thương hiệu này trên 20 triệu USD và chỉ mất 3 tháng để "xóa sổ" cái tên Dạ Lan. Ảnh: Facebook.

Vài năm sau khi liên doanh giữa Dạ Lan và Colgate Palmolive hết hiệu lực, ông Nhơn đã quyết định “tái sinh” lại thương hiệu kem đánh răng Dạ Lan vào năm 2009, dưới sự điều hành của Công ty Hóa mỹ phẩm quốc tế (ICC) cũng do chính ông thành lập. Ảnh: Internet.

Xà bông "Cô Ba" của ông chủ Trương Văn Bền là một trong những thương hiệu xà bông gắn bó với cuộc sống thường ngày của người dân Việt Nam trước 1975. Ảnh: Zing.

Xưởng sản xuất xà bông Cô Ba hồi đó tại Chợ Lớn. Mỗi tháng, xưởng sản xuất khoảng 600 tấn xà bông. Ảnh: Hiephoiduabentre.

Chất lượng tốt, giá thành rẻ và chiến lược quảng cáo bài bản khiến nhãn hiệu xà bông của ông Trương Văn Bền có mặt khắp mọi tiệm tạp hóa ở miền Nam trước 1975. Ảnh: Quốc Lê.

Không lâu sau, xà bông thơm Cô Ba nhanh chóng được biết tới trên toàn Đông Dương, thậm chí còn xuất sang Hương Cảng, qua châu Phi và Tân Đảo. Ảnh: Khổng Chiêm/NDH.

Sau này, khi hàng hóa, xà bông, bột giặt Mỹ bắt đầu tràn ngập miền Nam thì xà bông Cô Ba bắt đầu mai một. Ảnh: Zing.

Dương như những năm 90 của thế kỷ trước, bất kỳ gia đình Việt nào cũng có một hộp cao Sao Vàng để mỗi lần cúm, hắt hơi, đau bụng...là lấy ra dùng. Ảnh: Internet.

Thời gian sau đó, cao Sao Vàng phải đối mặt với sự cạnh tranh của các đối thủ nặng ký như dầu gió, dầu cao...Hiện nay, cao Sao Vàng tái xuất mạnh mẽ trên thị trường nhưng không còn được ưa chuộng như thời hoàng kim.

Video: Cà Phê Cô Ba Sài Gòn (Cổ xưa) Hoài Cổ Giữa Trung Tâm Sài Gòn. Nguồn: Youtube.

Hoàng Minh (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kinh-doanh/diem-thong-nhat-va-nhung-thuong-hieu-vang-bong-1-thoi-nay-da-lui-tan-1315066.html