Điểm sáng tiêu biểu trong công tác chăm sóc sức khỏe lao động nữ tại Thái Bình

Vừa qua, một Hội thảo toàn diện về chăm sóc sức khỏe (CSSK) lao động nữ ngành dệt may, giày da đã được tổ chức tại Thái Bình, không chỉ mang tới một tín hiệu rực rỡ mà còn đề ra hướng đi tối ưu cho công tác CSSK lao động nữ của nước nhà.

Vừa qua, một Hội thảo toàn diện về chăm sóc sức khỏe (CSSK) lao động nữ ngành dệt may, giày da đã được tổ chức tại Thái Bình, không chỉ mang tới một tín hiệu rực rỡ mà còn đề ra hướng đi tối ưu cho công tác CSSK lao động nữ của nước nhà.

Vấn đề CSSK lao động nữ nhìn chung đang gặp những khó khăn gì?

CSSK khỏe lao động nữ được xem là vấn đề chung của toàn thế giới, không chỉ riêng tại những đất nước đang phát triển và kém phát triển. Tuy nhiên, tại những quốc gia đang trên đà phát triển với điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, quỹ phúc lợi xã hội còn hạn chế, vấn đề sức khỏe sinh sản cũng như chế độ thai sản đối với lao động nữ còn gặp nhiều khó khăn, bất cập.

Theo số liệu từ tháng 8/2018 (Công Đoàn Việt Nam), cả nước ta có khoảng 332 khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) với trên 2,7 triệu công nhân làm việc, trong đó tỷ lệ nữ công nhân chiếm 60% - 70%, thuộc các ngành nghề may mặc, da giày, chế biến thủy sản. Phần lớn công nhân lao động dưới độ tuổi 35 đều đến từ các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa để tìm kiếm việc làm, cải thiện thu nhập. Do tính chất công việc, nhóm lao động nữ rất hạn chế trong việc tiếp cận kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS), kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) và giới tính.

Tại Thái Bình, vấn đề CSSK lao động nữ có những đặc trưng nào?

Hiện nay, ở khu vực phía Bắc, riêng tỉnh Thái Bình có đến 11 KCN, hơn 43 cụm công nghiệp và nhiều điểm công nghiệp làng nghề khác, tập trung hàng chục nghìn công nhân, với tỷ lệ lao động nữ chiếm đa số và hầu hết là những người trẻ tuổi.

Với tốc độ phát triển đột phá, Thái Bình là địa phương công nghiệp điển hình liên quan đến vấn đề CSSK lao động nữ, trực tiếp nhất chính là phần lớn người lao động chưa được tiếp cận đầy đủ hoặc tuyên truyền rõ ràng về vấn để sức khỏe, nhất là sức khỏe sinh sản và giới tính.

Đã có Hội thảo chuyên môn được tổ chức và doanh nghiệp tiểu biểu nào?

Mới đây, một chương trình Hội thảo quy mô đã được tổ chức tại tỉnh Thái Bình – một trong những địa phương điển hình liên quan đến vấn đề CSSK lao động nữ của cả nước. Hội thảo “Chăm sóc sức khỏe cho nữ công nhân mang thai, nuôi con nhỏ và vấn đề phân biệt đối xử”- được đánh giá là một chương trình toàn diện về vấn đề CSSKSS do Better Work phối hợp với Maxport Limited Vietnam thực hiện.

Được ghi nhận là doanh nghiệp tiêu biểu trong công tác CSSK và chống phân biệt đối xử với đối tượng nữ công nhân mang thai và nuôi con nhỏ, Maxport được Better Work đề nghị đồng tổ chức Hội thảo, nhằm chia sẻ và truyền đạt kinh nghiệm của Maxport với các đại diện từ nhiều doanh nghiệp, nhà máy thuộc khu vực và lân cận tỉnh Thái Bình.

60 đại diện làm công tác quản lý về nhân sự, y tế... đến từ các nhà máy dệt may, giày da tại Hải Phòng, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình… đã tới tham dự hội thảo (Ảnh: Maxport Limited Vietnam)

60 đại diện làm công tác quản lý về nhân sự, y tế... đến từ các nhà máy dệt may, giày da tại Hải Phòng, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình… đã tới tham dự hội thảo (Ảnh: Maxport Limited Vietnam)

Chế độ của Maxport được đề cao với nhiều ưu điểm tối quan trọng

Tại Maxport, có gần 600 nhân sự nữ (chiếm 12% trên tổng số) đã gắn bó với doanh nghiệp từ 10 năm trở lên, thậm chí, có nhiều người đã làm việc tại công ty đến hơn 20 năm. Sự gắn bó lâu dài này là minh chứng rõ ràng nhất cho rất nhiều nỗ lực của Ban lãnh đạo doanh nghiệp trong công tác đảm bảo chất lượng môi trường làm việc của công nhân viên.

Người lao động tại Maxport, mỗi năm lại khảo sát tay nghề một lần, căn cứ vào năng suất và tay nghề để nâng lương. (Ảnh: Maxport Limited Vietnam)

Chế độ CSSKSS đối với nhân sự nữ của Maxport trong khoảng thời gian trước, trong, và sau quá trình mang thai đều được hưởng các chế độ về thời gian làm việc, tiền lương, thưởng, trợ cấp, bảo hiểm đầy đủ, phù hợp với quy định của Luật lao động. Bên cạnh đó, CSSK giới tính cũng được Ban lãnh đạo dành sự quan tâm sâu sắc, cụ thể như nhân sự nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ 30 phút/ngày và 3 ngày/ tháng mà vẫn được hưởng lương theo HĐLĐ.

Chị Hoàng Thị Ngọc Anh - Phụ trách kho nguyên phụ liệu tại Maxport 09 chia sẻ: “Tổ mình có 3 người mang bầu. Cả ba người đều ngày làm 7 tiếng được nhận lương 8 tiếng, không phải tăng ca, cứ 3 tháng lại có chế độ thuốc, khám thai định kỳ, mỗi kỳ như vậy được nghỉ 5 ngày”.

Chị Đoàn Thị Loan – làm việc tại Phòng thêu của Maxport 09 tỏ ra rất tự hào khi chia sẻ với phóng viên rằng: “Thời gian làm việc ở đây rất hợp lý, buổi sáng bắt đầu làm việc từ 7h30 và kết thúc lúc 16h15. Đối với nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi công ty không bố trí làm thêm giờ, thế nên tôi có thời gian để về nhà và chăm sóc con cái”.

Maxport dành sự quan tâm sâu sắc đến nhóm lao động nữ, đảm bảo chế độ CSSKSS từ trước, trong, và sau quá trình mang thai. (Ảnh: Maxport Limited Vietnam)

Bác sỹ, thạc sỹ Đỗ Việt Dũng cũng bày tỏ sự ấn tượng đối với công tác CSSK dành cho nhân sự nữ mang thai của Maxport: từ tấm thảm đặt chân, từ chai nước sạch được gửi tận tay người lao động mỗi ngày, từ việc dành riêng dãy đầu tiên trong lán gửi xe cho các thai phụ, đến môi trường xanh, sạch, luôn thoáng mát, vườn rau sạch trồng theo phương pháp hữu cơ phục vụ bữa ăn nhân công và chế độ đưa đón, khám thai, siêu âm định kỳ hoàn toàn miễn phí… Bác sỹ Dũng chia sẻ: “Với vai trò là một bác sĩ làm trong lĩnh vực khoa sản, tôi thực sự rất cảm động khi thấy sự trân trọng và chăm sóc tới từng chi tiết nhỏ nhất Maxport dành cho người lao động”.

Mai Nguyễn.

Nguồn ĐS&PL: https://doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe-lam-dep/diem-sang-tieu-bieu-trong-cong-tac-cham-soc-suc-khoe-lao-dong-nu-tai-thai-binh-a276927.html