Điểm qua dàn vũ khí tối tân Công binh Việt Nam nên có

Tại Diễn đàn Army 2019, công nghiệp quốc phòng Nga giới thiệu hàng loạt vũ khí khí tài tối tân dành riêng cho bộ đội công binh. Đó đều là những loại trang bị mà nếu có điều kiện Việt Nam nên hướng tới.

Binh chủng Công binh là một binh chủng chuyên môn kỹ thuật của Quân đội nhân dân Việt Nam, thuộc Quân chủng Lục quân Bộ Quốc phòng Việt Nam, có chức năng bảo đảm các công trình trong tác chiến, xây dựng các công trình quốc phòng và đảm bảo cầu đường cho bộ đội vận động tác chiến. Nguồn ảnh: Zing

Binh chủng Công binh là một binh chủng chuyên môn kỹ thuật của Quân đội nhân dân Việt Nam, thuộc Quân chủng Lục quân Bộ Quốc phòng Việt Nam, có chức năng bảo đảm các công trình trong tác chiến, xây dựng các công trình quốc phòng và đảm bảo cầu đường cho bộ đội vận động tác chiến. Nguồn ảnh: Zing

Hiện nay, trang bị của bộ đội Công binh chủ yếu do Liên Xô (cũ) sản xuất và cung cấp từ trước những năm 1990 như phà tự hành GSP, cầu phao PMP, cầu TMM và chỉ có phần rất nhỏ được mua mới như xe công trình IMR-2. Cho nên, nếu có điều kiện, chúng ta nên mua sắm thêm các trang bị mới tăng khả năng tác chiến trong chiến tranh hiện đại cho lực lượng công binh. Nguồn ảnh: QPVN

Trong khuôn khổ Diễn đàn Quân sự - Kỹ thuật Army 2019, các công ty công nghiệp quốc phòng Nga giới thiệu hàng loạt các thế hệ cầu phao, cầu cơ giới, xe công trình, xe ủi dành cho lực lượng công binh trong chiến tranh hiện đại. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin

Trong ảnh là xe bắc cầu bọc thép MTU-2020 dựa trên khung gầm xe tăng chủ lực T-90A. Phương tiện này có tốc độ di chuyển 60km/h, có thể tạo nên cây cầu dài tới 27m và chịu trọng tải 60 tấn. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin

Trong ảnh là cầu cơ giới tự hành TMM-3M2 chuyên đảm bảo vượt sông suối và các khe nứt, thông đường cho các phương tiện binh khí kỹ thuật hạng nặng bánh xích hoặc bánh lốp. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin

Đây là phiên bản nâng cấp thế hệ mới nhất từ hệ thống TMM-3M mà Việt Nam đã mua và trang bị cho công. Bộ khí tài mới này có thể tạo ra cây cầu dài 42m, tải trọng 60 tấn cho các phương tiện cơ giới như xe tăng, thiết giáp di chuyển. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin

Bộ khí tài cơ động trên khung gầm 4 xe vận tải hạng nặng KAMAZ. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin

Trong ảnh là thành phần bộ khí tài cầu đường sắt MLZh-VF-VT được thiết kế để tạo ra các đường sắt giúp bổ sung khi đường sắt bị đánh phá hư hỏng. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin

Xe đóng cọc USA-2. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin

Xưởng cưa cơ động VMLK-1. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin

Phương tiện tự hành xây dựng đường tạm KRVD. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin

Máy ủi bọc thép B12S. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin

Xe công binh công trình hạng nặng IMR-3M được thiết kế trên khung gầm xe tăng chủ lực T-90 hiện đại. Hiện Việt Nam có trong tay 2 chiếc IMR-2M thế hệ trước của loại này, dùng khung gầm T-72. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin

IMR-3M được sử dụng để dọn vật cản như đất cát trên chiến trường, cũng như quét mìn của đối phương. Xe sẽ được điều đi trước dọn đường cho bộ binh, lính nhảy dù để làm sạch các chướng ngại vật như đá, cây, lấp hào và cày xới phá mìn. Hệ thống vũ khí trên xe sẽ kiêm luôn khả năng chiến đấu khi cần thiết. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin

Video khả năng làm việc của xe công bình công trình hạng nặng IMR-2. Nguồn: Youtube

Hoàng Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/diem-qua-dan-vu-khi-toi-tan-cong-binh-viet-nam-nen-co-1256121.html