Điểm mặt những thành phố xanh đáng sống nhất thế giới

Trong khi chất lượng không khí ở Hà Nội đang ở mức rất xấu, thì trên thế giới vẫn còn nhiều thành phố xanh với bầu không khí vô cùng trong lành.

 Đứng đầu danh sách này là thành phố Helsinki (Phần Lan)

Đứng đầu danh sách này là thành phố Helsinki (Phần Lan)

Helsinki nổi tiếng với những dãy núi xanh hùng vĩ, các bãi biển cát trắng sạch đẹp.Với diện tích khoảng 213 km2, dân số gần 630 nghìn vào năm 2017, Helsinki có mật độ dân số chưa đến 3 người/km2, cao nhất cả nước

Thành lập năm 1550, Helsinki có biệt danh là “thành phố trắng phương bắc”

36% diện tích đất dành cho công viên với hơn 40 khu dự trữ sinh quyển trên diện tích 890 ha

Chính quyền thành phố nỗ lực mang đến không gian xanh cho Helsinki và phát triển hệ thống giao thông công cộng

Helsinki không chỉ là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của Phần Lan mà còn là một trong những thành phố du lịch nổi tiếng của châu Âu. Nơi đây từng được công nhận là thành phố văn hóa của châu Âu

Hamburg, thành phố lớn thứ hai của Đức, là một trong số những thành phố sạch nhất thế giới

Mặc dù Hamburg là một thành phố công nghiệp nhưng nhờ sự kết hợp hài hòa giữa màu xanh của thiên nhiên cùng những công trình kiến trúc độc đáo mà tạo nên vẻ đẹp riêng đầy thơ mộng và hiện đại

Chính quyền thành phố Hamburg đặt ra mục tiêu sẽ cắt giảm 80% lượng phát thải khí CO2 vào năm 2050 và lên kế hoạch phát triển một “Mạng lưới xanh” trong khu vực

Giữa năm 2018 vừa qua, Hamburg cũng trở thành thành phố đầu tiên của nước Đức áp đặt lệnh cấm xe ô tô chạy bằng động cơ diesel

Hamburg được mệnh danh là Thủ đô xanh của châu Âu

Một thành phố xanh khác ở châu Âu là Olso thuộc Na Uy. Đây là thành phố đông dân nhất đất nước này

Thành phố này được nổi tiếng với nhiều con đường, công viên xanh, sạch đẹp

Chính phủ Na Uy cũng đã rất nỗ lực để biến Olso thành thành phố lý tưởng nhất thế giới với bầu không khí trong lành và chất lượng cuộc sống tốt

Năm 2007, Oslo được trang Reader công nhận là thành phố xanh thứ 2 trên thế giới

Tiếp đến là Iceland được gọi là hòn đảo Đại Tây Dương, là láng giềng châu Âu gần nhất của Mỹ

Khí hậu của Iceland không quá khắc nghiệt vào mùa đông như cái tên “lạnh lẽo” của nó

Thành phố Reykjavik của Iceland khiến du khách vô cùng ấn tượng bởi những con phố xinh đẹp không có rác, những chiếc xe bus chạy bằng nhiên liệu sạch hydrogen, điện và khí đốt cũng được sản xuất từ nguồn sạch

Thành phố Copenhagen của Đan Mạch đã nhiều năm liền được bình chọn là một trong những thành phố đáng sống nhất châu Âu

Thủ đô đất nước Đan Mạch nổi tiếng là thành phố xanh của châu Âu với bầu không khí trong lành

Điều này có được là nhờ sự xuất hiện của những chiếc xe đạp trên khắp mọi nẻo đường của Thủ đô Đan Mạch

Đạp xe đã trở thành hoạt động quen thuộc của người dân Copenhagen, thậm chí, số xe đạp còn nhiều hơn dân số nơi đây

Từ thanh để chân ở mỗi cột đèn giao thông hay thùng rác trên đường phố, tất cả đều được thiết kế để phù hợp với người đi xe đạp

Copenhagen có hơn nửa triệu dân, vì thế, cuộc sống nơi đây mang nhiều nét bình yên

Người dân ở thành phố Copenhagen đều có ý thức bảo vệ môi trường

Di chuyển tới Châu Mỹ, Honolulu là thủ phủ của tiểu bang Hawaii. Nơi đây được ví như thiên đường nhiệt đới mà người người nhà nhà luôn ao ước một lần được đặt chân đến

Honolulu không chỉ có khí hậu mát mẻ, bãi biển xanh mát mà còn đứng thứ tư trong bảng xếp hạng những thành phố sạch nhất thế giới

Không chỉ có khí hậu trong lành, để trở thành một trong những thành phố sạch nhất thế giới, chính quyền Honolulu cam kết sử dụng năng lượng sạch và bền vững trong hệ thống cơ sở hạ tầng thành phố

Nhiều dự án phát triển môi trường bao gồm H-Power, dự án mục tiêu chuyển đổi 2.000 tấn rác thải thành năng lượng điện, cung cấp cho hơn 40.000 hộ dân, dự án Pearl Citybus sử dụng năng lượng mặt trời nhằm cắt giảm chi phí năng lượng

Singapore được mệnh danh là thành phố xanh của Châu Á

Đất nước này nổi tiếng những quy định nghiêm ngặt liên quan tới bảo vệ môi trường

Từ “xanh” có nhiều ý nghĩa khác nhau, Singapore dường như có tất cả: môi trường trong lành, năng lượng tái tạo và tương lai bền vững

Trong quy hoạch, cảnh quan, môi trường, cây xanh được chú trọng đầu tiên, với diện tích đất hạn chế, Chính phủ Singapore đã thực hiện chiến lược “vườn trong phố”, “vườn tường”, “vườn mái”, “vườn ở bất cứ đâu”

Minh Hạnh (Tổng hợp)

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/the-gioi/anh-diem-mat-nhung-thanh-pho-xanh-dang-song-nhat-the-gioi/804824.antd