Điểm mặt những loài cá 'sợ' nước trên thế giới

Chúng ta thường quen với hình ảnh những chú cá bơi lội trong nước. Thế nhưng ít ai có thể ngờ rằng, ở đâu đó trên trái đất này vẫn tồn tại một số loài cá 'sợ' và thậm chí là có thể chết khi gặp nước.

 Đây là cá chuối gốc Trung Quốc vừa được phát hiện ở Georgia của Mỹ. Nhà chức trách Mỹ cho hay, loại cá này có thể dài tới 91 cm và có thể sống 4 ngày trên cạn mà không cần có nước

Đây là cá chuối gốc Trung Quốc vừa được phát hiện ở Georgia của Mỹ. Nhà chức trách Mỹ cho hay, loại cá này có thể dài tới 91 cm và có thể sống 4 ngày trên cạn mà không cần có nước

Tuy nhiên, đây được coi là loài cá nguy hiểm, nó có thể ăn các con cá khác, ếch, bò sát nhỏ, … nên cơ quan chức năng tại đất nước này đã ban bố danh sách các việc cần làm khi thấy loài cá này, và việc tốt nhất là giết chúng ngay, đông lạnh và báo với cơ quan chức năng

Cái tên thứ hai trong danh sách các loài cá sống có thể sống trên cạn đó là cá phổi. Cá phổi trưởng thành có thể sống cả năm trên cạn. Thậm chí nó có thể chết đuối nếu ở dưới nước quá lâu

Khi hồ nước khô cằn, loài cá này sẽ tự tạo thành một cái kén bao quanh, để hở phần miệng để lấy không khí. Cá phổi hít thở không khí như các động vật sống trên cạn

Đây cũng là loài cá dễ thích nghi với các điều kiện sống nhất. Cá phổi (tên khoa học là Dipnoi) vừa có thể sống ở đầm lầy, vừa sống được ở các hồ nước ngọt vùng Châu Phi, Nam Mỹ và Úc bên cạnh việc sống trên cạn

Ở dưới nước cá phổi cũng di chuyển, kiếm ăn và hoạt động giống như các loài cá khác

Cá rô tên khoa học là Climbing Perches, là loài cá thích nghi tốt ở môi trường trên cạn. Chúng di chuyển chủ yếu bằng vây bụng,đuôi. Cá rô có khả năng di chuyển 91m trong vòng 30 – 50 phút

Cá rất khỏe nên người nuôi sẽ không cần chú trọng quá nhiều đến việc chăm sóc

Tiếp đến, một loài cá cũng rất thú vị khi có khả năng sống trên cạn ấn tượng. Đó là cá lon mây Thái Bình Dương, với tên khoa học Alticus arnoldorum. Loài cá này không có chân nhưng có thể nhảy rất xa

Cá lon mây di chuyển nhanh, các động tác thành thục xoắn đuôi kết hợp với các vây ngực và đuôi. Chúng có thể “độc hành” trên rất nhiều địa hình và bề mặt khác nhau, kể cả bề mặt lởm chởm toàn đá

Loài cá này dài khoảng 8cm, thường trở thành con mồi của rất nhiều sinh vật dưới nước khác. Chính vì thế nó thường sinh sống, kiếm ăn trên các vách đá, và thức ăn là tảo mọc ở các khu vực này

Một loài cá có khả năng sống trên cạn khác là cá Bichir, với tên khoa học là Polyterus Senegalus, ngoài ra chúng còn có tên gọi là cá chình khủng long. Cá sống chủ yếu ở vùng châu Phi

Loài cá Bichir có phổi, giúp hít thở không khí dễ dàng khi sống trên cạn. Cùng với đó là cấu tạo của các vây ngắn tăng tốc độ di chuyển, kéo thân lên trên cạn nhanh hơn

Loài cá dơi mũi dài ở vùng đông Thái Bình Dương và tây Đại Tây Dương cũng nhận được sự quan tâm khá lớn với khả năng đi lại trên cạn. Cá có nhiều màu sắc, với nhiều điểm hình tròn và môi màu đỏ cam

Đặc điểm ấn tượng gắn với cái tên của loài cá này là chiếc mũi dài, vừa giúp bật nhảy, vừa giúp nó đi lại dễ dàng trên cạn

Loài cá sống gần như cả đời trên cạn là cá nhảy bùn, phổ biến ở châu Phi và châu Á. Nó sinh sống ở vùng nhiệt đới, đầm lầy, rừng đước và các cửa sông

Cá nhảy bùn nhảy tốt trên cạn nhờ vây ức to khỏe. Trong một số trường hợp, phần thân cũng tham gia hỗ trợ đắc lực vào việc di chuyển này

Đặc trưng của cá nhảy bùn là luôn lẩn trốn trong các lỗ, vỏ cây hoặc phiến đá nhưng không xuống nước khi gặp kẻ địch, hoặc các mối nguy hiểm. Mang cá nhảy bùn được cấu tạo khác biệt, nó chỉ có một khoảng nhỏ cho việc chứa nước, dùng được sau khoảng nửa tiếng, sau đó chúng lại quay lại các khu vực có nước để nạp thêm nguồn nguyên liệu này

Nguyễn Minh (Tổng hợp)

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/doi-song/anh-diem-mat-nhung-loai-ca-so-nuoc-tren-the-gioi/828443.antd