Điểm mặt dàn 'chim sắt' của lực lượng tấn công hạt nhân Mỹ

Về cơ bản, Không quân Mỹ chỉ từng sử dụng tám loại máy bay ném bom chiến lược có khả năng mang bom hạt nhân trong biên chế, ngoài ra còn nhiều loại chiến đấu cơ khác có khả năng mang vũ khí hạt nhân nhưng không được coi là 'máy bay tấn công chiến lược'.

 Loại máy bay ném bom chiến lượcCó thể bạn quan tâm đầu tiên của Không quân Mỹ đó là B-50. Thực tế đây là loại máy bay được cải biên từ phiên bản B-29 -loại máy bay ném bom nổi tiếng từng được Mỹ cho ra đời từ Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Individual.

Loại máy bay ném bom chiến lượcCó thể bạn quan tâm đầu tiên của Không quân Mỹ đó là B-50. Thực tế đây là loại máy bay được cải biên từ phiên bản B-29 -loại máy bay ném bom nổi tiếng từng được Mỹ cho ra đời từ Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Individual.

Được sản xuất trong thời gian từ năm 1947 tới năm 1953, tổng cộng đã có 370 máy bay ném bom B-50 được cho ra đời. Loại máy bay này có khả năng mang theo tối đa tới 9100 kg bom các loại. Tuy nhiên tới năm 1950, loại máy bay này không còn được sử dụng vào nhiệm vụ ném bom hạt nhân mà thay vào đó chỉ thực hiện nhiệm vụ tiếp liệu trên không. Nguồn ảnh: Individual.

Cất cánh lần đầu tiên vào năm 1956, Convair B-58 Hustler là loại máy bay ném bom chiến lược đầu tiên của Mỹ có khả năng bay với tốc độ siêu âm. Nguồn ảnh: Individual.

Loại máy bay ném bom này có khả năng triển khai tối đa cùng lúc 4 quả bom hạt nhân loại B-61 - loại bom hạt nhân phổ biến bậc nhất của Mỹ tron thời Chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: Individual.

Tiếp đến là loại máy bay ném bom chiến lược B-47 được trang bị tới 6 động cơ phản lực. Loại máy bay này bắt đầu được quân đội Mỹ sử dụng từ năm 1951 và được sử dụng cho tới năm 1977. Nguồn ảnh: Individual.

Máy bay ném bom chiến lược B-47 có khả năng mang theo bốn loại bom hạt nhân khác nhau. Bao gồm tối đa 2 quả Mk15, 4 quả B28, 1 quả B41 hoặc 1 quả B53. Nguồn ảnh: Individual.

Được sử dụng bắt đầu từ năm 1946 và tới năm 1959 thì bị loại biên, Convair B-36 Peacemaker là một trong những loại máy bay ném bom chiến lược có khả năng triển khai vũ khí hạt nhân cồng kềnh nhất của Mỹ. Nguồn ảnh: Individual.

Máy bay này được trang bị tổng cộng tới... 10 động cơ và có thể coi là loại máy bay ném bom có nhiều động cơ nhất từng được sản xuất. Các động cơ của B-36 bao gồm 3 động cơ phản lực GE J47 và 6 động cơ cánh quạt P&W R-4360. Nguồn ảnh: Individual.

Ra đời từ năm 1952 và được sử dụng tới tận ngày nay, B-52 là loại máy bay ném bom chiến lược từng được Không quân Mỹ sử dụng lâu nhất trong lịch sử của lực lượng này. Nguồn ảnh: Individual.

Có khả năng mang theo tối đa 31 tấn bom, B-52 từng được sản xuất với số lượng 744 chiếc mọi phiên bản, tuy nhiên tới nay chỉ còn hơn 100 chiếc loại B-52H còn tiếp tục được phục vụ không quân nước này. Nguồn ảnh: Individual.

Ra đời từ năm 1964 và phục vụ quân đội Mỹ tới cuối thế kỷ 20, loại máy bay ném bom F-111 được coi là loại máy bay ném bom chiến lược đầu tiên sử dụng thiết kế cánh cụp cánh xòe phục vụ không quân nước này. Nguồn ảnh: Individual.

Với kiểu thiết kế cánh cụp cánh xòe, F-111 có khả năng cất cánh với trọng lượng tối đa lên tới 45 tấn, tốc độ tối đa lên tới Mach 2,5 và nó mang theo được tối đa 14.000 kg bom trong đó bao gồm loại tên lửa không đối đất AGM-69 SRAM hoặc bom B61, B43 cùng nhiều loại bom thông thường khác. Nguồn ảnh: Individual.

Năm 1974, Không quân Mỹ cho thử nghiệm loại máy bay ném bom chiến lược được báo chí nước này mô tả là "loại máy bay ném bom của thế kỷ". Đó là máy bay ném bom B-1 Lancer. Nguồn ảnh: Individual.

Loại máy bay ném bom chiến lược này có tốc độ tối đa lên tới Mach 1,25, trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 216.000 kg và mang theo được 34.000 kg vũ khí trong khoang chứa bom của mình. Khả năng mang bom của B-1 là cực kỳ choáng ngợp khi nó mang theo được cùng lúc tới 24 quả bom hạt nhân B61 hoặc B83. Nguồn ảnh: Individual.

Mới nhất trong Không quân Mỹ hiện nay là máy bay ném bom chiến lược B-2 Spirit. Loại máy bay ném bom không cánh đuôi độc nhất vô nhị này được Không quân Mỹ đưa vào sử dụng từ năm 1989 và được sản xuất hàng loạt kể từ năm 1997. Nguồn ảnh: Individual.

B-2 Spirit cất cánh được với trọng lượng tối đa 170.000 kg trong đó có số lượng vũ khí tối đa 23.000 kg bao gồm 16 quả bom hạt nhân loại B61 hoặc B83. Mỹ chỉ mất duy nhất một chiếc B-2 Spirit trong quá khứ do... tai nạn. Nguồn ảnh: Individual.

Theo kienthuc.net.vn

Cột tin quảng cáo

loading...

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/diem-mat-dan-chim-sat-cua-luc-luong-tan-cong-hat-nhan-my/2019041803025235