Điểm kết chương trình CIA: Chiến thắng lớn dành cho Nga?

Chương trình bí mật của CIA đã không thể giữ cân bằng trong nội chiến Syria, một quan chức Mỹ cho biết.

“Quyết định cảm tính”

Chương trình bí mật của CIA nhằm trang bị và đào tạo các nhóm đối lập chống lại chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad được thông qua từ thời cựu Tổng thống Barack Obama.

Chương trình bí mật của CIA đã không thể thể giữ cân bằng trong nội chiến Syria. Ảnh:CNN

Theo các nhà quan sát, hướng đi tốt nhất của Mỹ hiện tại có lẽ là nên chia vấn đề của nội chiến Syria vào một bên và cuộc chiến chống lại lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS sang một bên.

Tờ Washington Post tiết lộ, chương trình của CIA sẽ được chia theo giai đoạn. Trong một thời gian dài, chính quyền Tổng thống Trump hầu như không hề phản đối mạnh mẽ đối với Nga trong vấn đề ảnh hưởng tại Syria và hiện tại, dường như Mỹ liên tục hạn chế quyền lực tại khu vực mà chính quyền Tổng thống Assad đã có thể củng cố quyền lực mạnh hơn cách đây 5 năm về trước.

Theo CNN, đây có lẽ cũng là thông điệp mà Mỹ muốn gửi đến các nhóm đối lập luôn “cầu cứu ”Washington. Các nhà chỉ trích còn cho rằng, đối sách của Washington luôn thay đổi theo thời tiết.

Phản ứng với báo cáo này, Thượng nghị sỹ Đảng cộng hòa Lindsay Graham đã viết trên Twitter rằng: “Nếu điều này là sự thật thì thiệt hại nặng nề sẽ xảy ra bao gồm: người dân Syria sẽ hứng chịu hậu quả nặng nề từ chính quyền Tổng thống Assad; quan hệ đối tác với Tiểu vương quốc Ả rập của Mỹ và vị trí của Mỹ tại Trung Đông”.

Tuy nhiên, quyết định này không hề gây ngạc nhiên bởi trước đó, trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, ông Trump đã liên tục phản đối các vướng mắc mâu thuẫn tại Syria khiến cuộc chiến chống lại lực lượng khủng bố nhà nước Hồi giáo IS bị lãng quên.

Khi bàn đến nhóm đối lập chống lại chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, ông Lindsay Graham cho biết: “Chúng tôi không có ý kiến gì về nhóm người này”.

Chương trình bí mật của CIA bắt đầu từ năm 2013 như một phần nỗ lực của chính quyền Tổng thống Barack Obama nhằm ảnh hưởng đến cán cân sức mạnh tại Syria và buộc ông Assad từ chức, tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa thành công.

Chương trình CIA có thể phải hứng chịu chỉ trích nặng nề. Bộ trưởng quốc phòng Ashton Carter thừa nhận rằng, vào khoảng tháng 7 năm 2015, Mỹ đã đào tạo khoảng 60 tay súng được cho là “lực lượng nổi dậy cực kỳ nguy hiểm”.

Vị trí của Nga tại Syria

Ngược lại, Nga đóng vai trò chủ lực về sức mạnh không quân nhảy vào nội chiến Syria trong năm 2015. Khi quân đội chính quyền Tổng thống Assad đối phó với cuộc chiến này, họ đã lĩnh hậu quả năng nề và tang thương giống như tình hình Aleppo và Idlib. Lực lượng đối lập chống lại chính quyền Assad cũng đã tham gia trận chiến này.

Chương trinh của CIA l được cho là đào tạo cơ bản. Từ khi chương trình này bắt đầu, “vết lún sâu” vào nội chiến Syria ngày càng gia tăng. Mỹ dưới chính quyền cựu Tổng thống Obama và Tổng thống Trump đều tập trung vào hậu thuẫn lực lượng dân chủ Syria (SDF) do người Kurd dẫn đầu nhằm hất tung lực lượng khủng bố IS ra khỏi Đông Syria. Trong khi đó, tiến trình hòa bình Syria do Liên Hợp Quốc khởi xướng không đem lại bất kỳ kết quả nào.

Chính sách vẫn hiệu lực

Nhiều khả năng, thời hạn về quyết định này sẽ phụ thuộc vào chính sách của Chính quyền Tổng thống Trump đối với Syria và thường không thuận buồm xuôi gió như mong đợi, các nhà quan sát nhận định.

Trong vài tháng trước, Mỹ đã từng sử dụng tên lửa phóng vào Syria nhắm vào mục tiêu quân đội thân chính phủ tại phía Đông.

Điều này đã gia tăng sự hiện diện của Mỹ tại biên giới Syria và Iraq, bao gồm cả quá trình hỗ trợ nhóm nổi dậy chống chính quyền Tổng thống Assad đồng thời ngăn chặn sự ảnh hưởng của Iran. Tuy nhiên, cùng một thời điểm, Mỹ cũng đã thỏa thuận với Moscow nhằm tiến tới thiết lập vùng giảm leo thang tại phía Nam Syria đồng thời đàm phán về việc thiết lập thêm các vùng giảm leo thang khác trong thời gian tiếp theo.

Điều này cũng thổi một làn gió “nóng-lạnh” thất thường vào tương lai của ông Assad. Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley đã nói vào tháng Tư: “Chúng tôi không nhìn thấy hòa bình tại đây khi ông Assad vẫn còn là Tổng thống của Syria”.

Theo Ngoại trưởng Mỹ Tillerson nói với báo chí tại Đức: “Sẽ có định đoạt về chuyển giao quyền lực đối với Syria. Việc truất ngôi của ông Assad là có thế”.

Tờ Washington Post cũng trích dẫn một nguồn tin giấu tên rằng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định xóa bỏ chương trinh CIA trước Hội nghị thượng đỉnh Hamburg vào thời điểm ông Trump và ông Putin sẽ cùng thảo luận về vấn đề Syria.

Điện Kremlin cho biết, việc Mỹ gây quỹ hỗ trợ lực lượng đối lập chống lại chính quyền Tổng thống Assad khiến cho quá trình thỏa thuận về xung đột Syria không đạt được mục đích. Tuy nhiên, các nhà chỉ trích cho biết, các sự việc gần đây cho thấy Mỹ đang nhường quyền “bành trướng” cho Nga và Iran tại Syria.

“Không biết chính quyền Tổng thống Trump đã đạt được những gì trong thời gian gần đây”, các nhà chỉ trích nhấn mạnh.

Quân đội Mỹ tiếp tục hậu thuẫn cho lực lượng dân chủ Syria (SDF) do người Kurd dẫn đầu ở cả mặt trận trên không và dưới mặt đất. Tuy nhiên, lực lượng nổi dậy do Mỹ dẫn đầu hiện tại sẽ là chìa khóa trong cuộc chiến chống lại lực lượng khủng bố IS trong một tương lai dài, CNN dẫn tin một quan chức Mỹ giấu tên cho biết.

(Theo CNN)

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/the-gioi/diem-ket-chuong-trinh-cia-chien-thang-lon-danh-cho-nga-247264.html