Điểm đánh giá môn Khoa học tự nhiên sẽ được tính như thế nào?

Tính điểm đánh giá cho môn Khoa học tự nhiên thế nào cho phù hợp với bộ môn và các môn khác trong chương trình?

LTS: Theo chương trình giáo dục phổ thông mới vừa được công bố, thầy giáo Sơn Quang Huyến đưa ra đề xuất về việc đánh giá học sinh ở môn Khoa học tự nhiên.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Trong chương trình giáo dục mới vừa được công bố, có hai môn học tích hợp đó là: Lịch sử và Địa lí, Khoa học tự nhiên ở bậc học Trung học cơ sở.

Chương trình môn Khoa học tự nhiên của các lớp 6, 7, 8, 9 đều có 3 phần tương ứng với kiến thức thuộc lĩnh vực Vật lí, Sinh học, Hóa học được sắp xếp theo trình tự thời gian như sau:

Lớp 6: Hóa học (20%) - Sinh học (38%) - Vật lí (32%)

Lớp 7: Hóa học (24%) - Vật lí (28%) - Sinh học (38%)

Lớp 8: Hóa học (31%) - Vật lí (28%) - Sinh học (31%)

Lớp 9: Vật lí (30%) - Hóa học (31%) - Sinh học (29%)

Theo ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ phó Vụ Giáo dục Trung học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) nội dung tích hợp ở bậc Trung học cơ sở, với môn Khoa học tự nhiên, được phân phối để đảm bảo mạch kiến thức và biên chế giáo viên hiện tại như sau:

Biên chế chương trình môn Khoa học tự nhiên – Trung học cơ sở

Với biên chế chương trình như thế, tính điểm đánh giá cho môn Khoa học tự nhiên thế nào cho phù hợp? Phù hợp với bộ môn và các môn khác trong chương trình?

Để đảm bảo công bằng, tránh áp lực cho học sinh, sau khi học xong đơn môn nào, tổ chức kiểm tra đánh giá đơn môn đó.

Phù hợp hơn, các đơn môn chúng ta quen gọi, trong chương trình mới nên sửa thành các phân môn Sinh, Lý, Hóa.

Tránh áp lực cho học sinh, chỉ cần một bài kiểm tra chính thức đơn môn đã học, kết hợp đánh giá học sinh trong quá trình học tập, học sinh đánh giá nhau.

Đánh giá học sinh trên quan điểm trước, trong, sau quá trình học tập của chính học sinh, không mang tính so sánh với học sinh khác.

Để làm được điều này, đòi hỏi người dạy nắm được nội dung đổi mới đánh giá, gần gũi học trò.

Tuy nhiên, không thể thay đổi quan điểm, tư duy của người dạy, người học, phụ huynh trong một sớm, một chiều; điểm số vẫn phải có, đề xuất giải pháp sau.

Để dễ hiểu, lấy ví dụ học sinh X, kiểm tra môn Hóa học đạt a điểm, Sinh học đạt b điểm, Vật lý đạt c điểm. Công thức tính điểm đánh giá của học sinh X sẽ thực hiện theo bảng sau:

Nội dung chương trình môn Khoa học tự nhiên, nhìn qua, thấy giống “bạn” VNEN; giáo viên chúng ta không thể làm gì khác, ngoài thay đổi bản thân cho phù hợp với chương trình, phương pháp mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành.

Nếu giáo viên không thay đổi được chính mình, chắc chắn sẽ xảy ra sự tự đào thải.

Giáo viên phải tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực, kỹ năng của mình; qua hoạt động dạy học, phát hiện, khơi dậy những năng lực tiềm ẩn, kích thích tư duy sáng tạo cho từng học sinh.

Dạy học sinh làm người tử tế, biết căm thù và biết yêu thương; biết sống vì cộng đồng, vì dân tộc bằng cách nêu gương, qua hành vi, nhân cách chính mình.

Sơn Quang Huyến

Nguồn Giáo Dục VN: http://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/diem-danh-gia-mon-khoa-hoc-tu-nhien-se-duoc-tinh-nhu-the-nao-post194324.gd