Điểm chuẩn vào ĐH Kinh tế quốc dân năm 2018 sẽ thế nào?

Mức điểm chuẩn ở các ngành top đầu, ngành hot của trường dự kiến sẽ giảm so với năm 2017.

Điểm chuẩn Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2018 dự kiến sẽ giảm (Ảnh minh họa)

Điểm chuẩn Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2018 dự kiến sẽ giảm (Ảnh minh họa)

Sau khi kỳ thi THPT Quốc gia 2018 kết thúc, đã xuất hiện nhiều nhận định của các giáo viên và chuyên gia nhận định đề thi khó, đánh đố, làm khổ thí sinh. Tuy nhiên, ông Bùi Đức Triệu, trưởng phòng đào tạo trường ĐH Kinh tế quốc dân lại cho rằng đó là tín hiệu tốt, thuận lợi cho việc xét tuyển đại học, phổ điểm thi năm nay sẽ thấp hơn năm trước.

Trả lời báo Dân trí, ông Bùi Đức Triệu nhận định: "Phổ điểm trung bình từ 5 - 7 điểm thì tôi thấy đây là điều tốt, một tín hiệu đáng mừng - đó là một phổ điểm đẹp, phù hợp, đi đúng vào quỹ đạo tuyển sinh, cao vừa chứ không quá cao như năm 2017.

Cũng theo ông Triệu, các trường vẫn sẽ tuyển được những thí sinh giỏi, phù hợp với các tiêu chí chất lượng được đặt ra dù phổ điểm không cao. Nếu đề thi dễ thì chưa chắc các trường đại học sẽ dễ dàng hơn trong việc tuyển sinh, cụ thể là trong năm 2017, nhiều thí sinh điểm rất cao nhưng vẫn trượt đại học

Về dự kiến điểm chuẩn năm nay vào trường ĐH Kinh tế quốc, ông Triệu cho biết, khi có phổ điểm thi chính thức mới biết chính xác được là điểm cao hay thấp. Tuy nhiên, với đề thi khó như vậy thì dự kiến điểm chuẩn vào trường sẽ có dao động. Khoảng cách điểm chuẩn giữa các ngành sẽ bị thu hẹp lại, giảm nhiều, không cao như năm trước.

Mức điểm chuẩn ở các ngành tốp, ngành hót của trường sẽ bị ảnh hưởng, dao động nhiều và sẽ giảm so với năm 2017. Các ngành có mức điểm 23 - 24 cũng sẽ bị dao động nhưng dao động ít. Với ngành có mức điểm chuẩn dưới 20 sẽ không bị dao động.

Chỉ tiêu năm 2018 và điểm chuẩn 3 năm gần nhất của ĐH Kinh tế quốc dân (Ảnh: Tiền Phong)

Năm 2018, ĐH Kinh tế quốc dân tăng chỉ tiêu từ 4.800 lên 5.500. Trường cũng mở thêm những ngành đào tạo mới hoàn toàn như: Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Quản lý dự án, Thương mại điện tử, Khởi nghiệp và phát triển kinh doanh (B-BAE) học bằng tiếng Anh, Định phí bảo hiểm và Quản trị rủi ro học bằng tiếng Anh.

Ngoài ra, nhiều ngành mới được phát triển lên từ các chuyên ngành trước đây như: Kinh tế phát triển, Khoa học quản lý, Quản lý công, Quản lý tài nguyên và môi trường (được tách ra từ ngành Kinh tế); Luật kinh tế (tách từ ngành Luật); Quản lý Đất đai (tách từ ngành Bất động sản); Công nghệ thông tin (tách từ ngành Khoa học máy tính).

Mai Anh (t/h)

Nguồn Giao Thông: http://www.baogiaothong.vn/diem-chuan-vao-dh-kinh-te-quoc-dan-nam-2018-se-the-nao-d262964.html