Dịch Covid-19 chưa qua, mối lo rác thải nhựa lại kéo đến

Trước vấn nạn ô nhiễm môi trường, cả thế giới đang nỗ lực giảm thải rác thải nhựa và đã có kết quả tích cực. Tuy nhiên, dịch Covid-19 lại khiến nỗ lực này quay trở lại số 0.

Các vũ công truyền thống Thái Lan đeo tấm chắn ngăn giọt bắn khi biểu diễn tại đền thờ Erawan ở Bangkok. (Nguồn: AFP)

Kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, các nhà môi trường học đã lo ngại về việc gia tăng đáng kể rác thải từ những sản phẩm làm bằng nhựa để phục vụ công tác phòng chống, xét nghiệm và chữa bệnh như khẩu trang, găng tay, thiết bị y tế hay thậm chí là... áo mưa và túi nilon.

Khủng hoảng Covid-19 đã làm bùng lên cuộc chạy đua sản xuất thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) giữa các quốc gia khi chính phủ các nước nhanh chóng tăng cường dự trữ khẩu trang, găng tay, tấm chắn giọt bắn và trang phục bảo hộ. Trước sự lây lan nhanh đến "chóng mặt" của virus SARS-CoV-2, nhiều nước khuyến khích hoặc yêu cầu công dân đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng. Mặc dù những động thái này an toàn khi nhìn từ góc độ bảo vệ sức khỏe cộng đồng, song một thực tế không thể phủ nhận là các loại rác thải này ảnh hưởng trực tiếp đối với môi trường xung quanh.

Đến nay, chưa có tính toán chính xác về tổng lượng rác thải y tế trên toàn cầu từ khi Covid-19 trở thành đại dịch, nhưng thông tin từ các quốc gia và vùng lãnh thổ cho thấy sự gia tăng chóng mặt so với trước đó.

Theo tờ The Verge, chỉ tính riêng tại Vũ Hán (Trung Quốc), nơi khởi phát dịch bệnh, lượng rác thải y tế tại các bệnh viện đã tăng gấp 6 lần so với trước khi khủng hoảng xảy ra, ước tính mỗi ngày có tới 240 tấn rác. Hay theo kết quả một nghiên cứu của Anh, nếu mỗi người dân Anh sử dụng mỗi ngày một khẩu trang loại dùng một lần trong một năm, sẽ tạo ra 66.000 tấn rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường.

Phía trên chỉ là con số tại các bệnh viện ở một thành phố 11 triệu dân của Trung Quốc và ở Anh - đất nước gần 66 triệu dân. Vì vậy, không khó để hình dung hình ảnh những núi rác thải nhựa khổng lồ trên toàn cầu. Việc giải quyết rác thải nhựa, một trong các vấn nạn đáng lo ngại của môi trường một cách an toàn là vấn đề lớn mà các nước đang phải đối mặt.

Hình ảnh dưới đây sẽ khiến chúng ta đặt câu hỏi "Sau dịch Covid-19, những sản phẩm nhựa này sẽ đi đâu, về đâu?".

Các phòng tập gym ở Redondo Beach, California (Mỹ) đều lắp tấm chắn nilon để các hội viên hạn chế tiếp xúc. (Nguồn: AFP)

Nhà ăn tại trụ sở công ty thẻ tín dụng Hyundai ở Seoul, Hàn Quốc cũng vậy. (Nguồn: AFP)

Địa điểm đấu giá ở Johannesburg, Nam Phi được lắp các vách ngăn bằng nhựa cứng để tránh cho người tham gia tiếp xúc trực tiếp với nhau. (Nguồn: AFP)

Đây là một trong những cách phòng Covid-19 được người dân Vũ Hán, Trung Quốc áp dụng. Tuy nhiên, không biết những chiếc túi nilon này sẽ về đâu. (Nguồn: AFP)

Trang bị phòng hộ từ đầu đến chân của người phụ nữ này chưa biết độ an toàn ra sao nhưng chắc chắn sẽ tạo ra nhiều rác thải nhựa, tại Granada, Tây Ban Nha. (Nguồn: AFP)

Đây là hậu trường buổi biểu diễn nhạc trực tiếp của một ban nhạc ở Washington, Mỹ. (Nguồn: AFP)

Cảnh sát ở Amritsar, Ấn Độ cũng được trang bị các thiết bị bảo hộ bằng... nhựa. (Nguồn: AFP)

Các nhà hàng trên thế giới cũng không phải ngoại lệ khi lắp đặt tấm chắn bằng nhựa, như nhà hàng ở Paris (Pháp) này. (Nguồn: AFP)

Còn đây là bên trong viện dưỡng lão ở Bourbourg, Pháp. (Nguồn: AFP)

Trang bị bảo hộ không thể thiếu của các bác sỹ thời... Covid-19. Trong ảnh: Một nha sĩ và trợ lý chuẩn bị thực hiện phẫu thuật tại một phòng khám ở Camarma de Esteruelas, Tây Ban Nha. (Nguồn: AFP)

Các bãi biển cũng được sắp xếp "phòng riêng" trong suốt. Trong ảnh: Một bãi biển ở Santorini, Hy Lạp. (Nguồn: AFP)

Cửa hàng làm tóc chuẩn bị mở cửa trở lại ở Virginia, Mỹ đã trang bị nhưng chiếc tạp dề bằng... nilon. (Nguồn: Getty Images)

Kể cả linh cữu người đã mất bị nghi ngờ mắc Covid-19 cũng được..."bảo vệ". (Nguồn: AFP)

Đây là cách các tài xế taxi ở Việt Nam tự bảo vệ mình. (Nguồn: AFP)

Các em bé trường tiểu học Kinugawa ở Nikko, Nhật Bản phải đeo tấm chắn giọt bắn khi đến lớp. (Nguồn: AFP)

Quầy thuốc... một cửa ở tại Lviv, Ukraine. (Nguồn: AFP)

Phòng thăm người thân tại một viện dưỡng lão ở São Paulo, Brazil. (Nguồn: AFP)

Những chiếc ô như thế này được bày bán khắp nơi và luôn trong tình trạng "cháy hàng", tại khu chợ ở Bangkok, Thái Lan. (Nguồn: AFP)

Rất dễ bắt gặp hình ảnh này ở khắp nơi khi khẩu trang, găng tay là thứ được sử dụng nhiều nhất. Trong ảnh: Một chiếc găng tay bị vứt ven đường ở Manchester, Anh. (Nguồn: Getty Images)

Theo thống kê từ kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Environmental Science and Technology của các nhà khoa học Canada, một người đàn ông trưởng thành có thể "ăn" tới 52.000 hạt vi nhựa/năm. Cộng thêm tình hình không khí ô nhiễm mà chúng ta đang hít thở mỗi ngày, con số đó tăng lên 121.000 hạt, tương đương 320 hạt vi nhựa/ngày... Mỗi một sản phẩm từ nhựa cần từ 20-1.000 năm để có thể phân hủy hoàn toàn, nếu chúng ta không thay đổi thói quen sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần, tích cực hạn chế rác thải nhựa thì chúng ta và con cháu sẽ phải sống cùng rác nhựa, ăn uống phải chất độc hại từ nhựa hay hít thở hạt nhựa. (Nguồn: VOV)

(theo The Guardian)

Kha Ninh

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/dich-covid-19-chua-qua-moi-lo-rac-thai-nhua-lai-keo-den-118602.html