Đi tìm lực lượng không quân mạnh nhất ở... sân sau của Mỹ

Khu vực Mỹ - Latin từ lâu đã được ví như 'sân sau của Mỹ' và lực lượng không quân ở các quốc gia này, chủ yếu chỉ có nhiệm vụ chính là... đánh án ma túy.

Mỹ Latin là một khu vực nơi mà các quốc gia vẫn coi trọng việc tác chiến truyền thống bằng lực lượng mặt đất, ít đầu tư cho không quân, nhất là các loại tiêm kích chiến đấu. Do đó, khu vực này được đánh giá là có năng lực không quân yếu kém nhất trên thế giới. Dẫu vậy, vẫn có một số lực lượng Không quân đáng kể đến tại nơi đây.

Mỹ Latin là một khu vực nơi mà các quốc gia vẫn coi trọng việc tác chiến truyền thống bằng lực lượng mặt đất, ít đầu tư cho không quân, nhất là các loại tiêm kích chiến đấu. Do đó, khu vực này được đánh giá là có năng lực không quân yếu kém nhất trên thế giới. Dẫu vậy, vẫn có một số lực lượng Không quân đáng kể đến tại nơi đây.

Venezuela là lực lượng Không quân sở hữu các phi đội tiêm kích mạnh mẽ số 1 khu vực Mỹ Latin hiện nay với nòng cốt là phi đội 23 máy bay chiến đấu hạng nặng Su-30MK2 nhập khẩu từ Nga. Đây cũng là loại tiêm kích có năng lực nhất toàn bộ Mỹ Latin

Ngoài ra, Venezuela cũng đang vận hành phi đội các tiêm kích F-16A. Đây là phiên bản yếu kém nhất của dòng Flighting Falcon bởi khả năng không có tên lửa tác chiến ngoài tầm nhìn. Dẫu vậy, so với mặt bằng chung các loại tiêm kích ở Nam Mỹ thì F-16A vẫn ở mức khá.

Chile từ lâu đã tổ chức một lực lượng Không quân có năng lực chiến đấu cao. Xương sống của họ là các tiêm kích F-16A già cỗi, với 36 F-16A/B. Ngoài ra còn có 10 chiếc F-16C Block 50 hiện đại vượt trội hơn nhưng có số lượng rất hạn chế.

Hiện nay, bổ sung cho số lượng ít ỏi F-16 là các tiêm kíc F-5E II già cỗi hơn có lịch sử từ những năm 1970. Dù cho dòng tiêm kích hạng nhẹ này đã quá lạc hậu và không còn nhiều nước trên thế giới sử dụng nhưng vẫn là một loại tiêm kích đáng gờm ở Nam Mỹ

Peru là một trong hai quốc gia ở Mỹ Latin sở hữu phi đội tiêm kích chỉ toàn máy bay thế hệ thứ 4 cùng với Venezuela. Hiện nay Peru đang sở hữu một phi đội tiêm kích 19 chiếc MiG-29 S/SMP có khả năng chiến đấu khá cao và hiện đại. Được trang bị cả tên lửa không đối không R-77 và R-27 mạnh mẽ khiến chúng chiếm ưu thế rất lớn trong cuộc không chiến với các đối thủ trong khu vực.

Ngoài ra, Peru còn có 12 chiếc tiêm kích nhẹ Mirage-2000 nhập khẩu từ Pháp. Dẫu vậy, các máy bay này không hề được trang bị tên lửa không đối không hiện đại nào và có thể coi là đơn vị Mirage-2000 yếu kém nhất trên thế giới. Cùng với đó, Không quân Peru có 18 cường kích Su-25 của Nga cho nhập vụ công kích mặt đất.

Không quân Cuba dù bị coi là lạc hậu trên thế giới nhưng vẫn duy trì một lực lượng đông đảo. Tuy nhiên, do các lệnh cấm vận từ Phương tây, Cuba bị hạn chế rất nhiều trong việc hiện đại hóa lực lượng không quân, nhất là sau khi Liên Xô tan rã năm 1991.

Cuba có một phi đội 7 chiếc MiG-29 trong quá khứ tuy nhiên đều đã ngừng hoạt động do thiếu linh kiện và bảo trì. Nòng cốt hiện nay của họ là 60 chiếc MiG-23 khá tốt, cùng khoảng 180 chiếc MiG-21 lỗi thời hơn.

Đứng cuối cùng trong top 5 các lực lượng Không quân mạnh mẽ nhất Mỹ Latin chính là Brazil. Dù cho có năng lực khá tốt trong khu vực nhưng trong thành phần vũ trang thì Không quân Brazil là lực lượng yếu kém nhất của quân đội nước này.

Hiện nay, Không lực Brazil vận hành 46 chiếc tiêm kích, toàn bộ số này đều là F-5E II có lịch sử phát triển từ những năm 1970. Dẫu cho đã qua một số nâng cấp nhưng nhìn chung là đã rất lạc hậu. Điều này khiến cho nó rất yếu thế trước cả những tiêm kích như MiG-23 của Cuba hay F-16A của Venezuela chứ chưa cần nói đến MiG-29 Peru hay F-16C của Chile.

Hùng Dũng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/di-tim-luc-luong-khong-quan-manh-nhat-o-san-sau-cua-my-1490963.html