Di sản văn hóa miền Trung – Tây Nguyên được tái hiện trên áo dài truyền thống

'Áo dài trên con đường di sản' là chủ đề của chương trình lễ hội áo dài tại Festival nghề truyền thống (NTT) Huế lần thứ 8 năm 2019 diễn ra vào rối 28-4 tại quảng trường Ngọ Môn Huế.

“Áo dài trên con đường di sản” được lấy cảm hứng từ những di sản thế giới được UNESCO công nhận dọc dải đất miền Trung, Tây Nguyên chứa đựng những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp hay nét văn hóa riêng giàu truyền thống dân tộc.

 Nhã nhạc cung đình Huế là biểu tượng của sự thịnh vượng và trường tồn của vương triều, bao gồm các thể loại nhạc lễ nghi thờ cúng và nhạc lễ nghi triều chính, múa cung đình, nhạc thính phòng và kịch hát. Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại năm 2003. Đây là cảm hứng để NTK đưa vào áo dài bằng ngôn ngữ thời trang có nguồn gốc.

Nhã nhạc cung đình Huế là biểu tượng của sự thịnh vượng và trường tồn của vương triều, bao gồm các thể loại nhạc lễ nghi thờ cúng và nhạc lễ nghi triều chính, múa cung đình, nhạc thính phòng và kịch hát. Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại năm 2003. Đây là cảm hứng để NTK đưa vào áo dài bằng ngôn ngữ thời trang có nguồn gốc.

Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1993 và những chi tiết cổng thành, trường lang là cảm xúc để NTK thực hiện bằng công nghệ in lụa digital.

Từ thành nhà Hồ (Thanh Hóa) đến dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh, Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), Quần thể di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế (Thừa Thiên- Huế), Phố cổ Hội An, Bài Chòi, Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) và cuối cùng là Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Phố cổ Hội An là cảng thị truyền thống, giữ được gần như nguyên vẹn hơn 1 nghìn di tích kiến trúc như phố xá, nhà cửa, hội quán, đình chúa, giếng cổ… Các kiến trúc có sắc thái truyền thống của Việt Nam và sự hội nhập với văn hóa phương Đông, phương Tây. Phố cổ Hội An được thể hiện trên áo dài bằng những chi tiết vẽ tay.

Bộ sưu tập áo dài thể hiện Di sản Thánh địa Mỹ Sơn. Đây là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là Di sản duy nhất của thể loại này ở Việt Nam. Dù thời gian đã biến những khu tháp thành phế tích nhưng những hiện vật điêu khắc, kiến trúc còn lại đến nay là những kiệt tác đánh dấu một thời huy hoàng của văn hóa, kiến trúc Chăm Pa.

Với 16 bộ sưu tập áo dài của 17 nhà thiết kế (NTK) nổi tiếng trong nước đã thể hiện vẻ đẹp của di sản miền Trung – Tây Nguyên bằng chất liệu lụa truyền thống. Tất cả là những câu chuyện về các di sản được các nhà thiết kế tái hiện một cách sinh động, bắt mắt trên tà áo dài Việt Nam với dòng vải lụa quý thượng phẩm, thể hiện sự tự hào về bản sắc văn hóa, tình yêu quê hương đất nước.

Bài chòi là loại hình nghệ thuật dân ca và trò chơi dân gian đặc trưng ở miền Trung Việt Nam, về sau được phát triển thành loại hình sân khấu ca kịch và Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào cuối năm 2017. Bộ sưu tập áo dài với những tấm thẻ bài chòi được vẽ tay trên chất liệu lụa.

TP Huế là nơi tổ chức lễ hội áo dài lần đầu tiên vào năm 2000. Đến nay, lễ hội áo dài tại mỗi kỳ Festival Huế hay Festival NTT Huế đã thu hút đông đảo người và du khách trong, ngoài nước đến tham dự.

Và bộ sưu tập áo dài thể hiện không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Anh Khoa

Nguồn CAND: http://cand.com.vn/chuyen-dong-van-hoa/di-san-van-hoa-mien-trung-tay-nguyen-duoc-tai-hien-tren-ao-dai-truyen-thong-543017/